Nguyên Nhân Ngành Cá Tra Gặp Khó

Nguyên nhân chính là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu có nhà máy chế biến với các nhà xuất khẩu không có nhà máy chế biến.
Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra (nói một số nhưng rất nhiều) không có vốn, không có nhà máy hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.
Mục đích mua cá của họ là để chiếm dụng vốn nên cố lấy đơn hàng của khách hàng nước ngoài, bán dưới giá thành sản xuất của người nông dân cũng bán. Có đơn hàng trong tay, mua cá nguyên liệu hơi cao hơn thị trường chừng vài trăm đồng, bắt cá nông dân đem thuê nhà máy gia công xuất khẩu. Xuất khẩu xong tiền trả nhỏ giọt cho nông dân cả năm mới xong, có khi không trả.
Với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu “nhiều không” như trên, các nhà xuất khẩu có nhà máy chế biến không chịu nổi vì phải bỏ vốn xây dựng nhà máy, phải trả lương bộ máy hàng ngày nên giá thành trong sản xuất lúc nào cũng cao hơn. Chi phí sản xuất và vốn vay ngân hàng xây dựng nhà máy khiến giá thành sản phẩm cao nhưng phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu không có nhà máy, nên phải bán lỗ. Việc này xảy ra từ đầu năm 2012 đến nay, đã hơn 2 năm.
Việc này, tôi thiết nghĩ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phải biết. Nếu ngăn chặn từ đầu thì các nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra sẽ không đến nỗi khó khăn như hiện nay. Nhưng thực tế đã xảy ra và đang xảy ra, thậm chí xảy ra quá lâu.
Quan điểm tôi kính đề nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương có sự kiểm soát đặc biệt gắt gao đối với các nhà xuất khẩu cá tra không có nhà máy chế biến về giá xuất khẩu. Để giải quyết giảm bớt tình trạng các nhà xuất khẩu không có nhà máy chế biến có thể thao túng thị trường thì việc quy định giá sàn mua nguyên liệu trong Nghị định 36/CP, ban hành ngày 29/4/2014, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014 cần được thực thi sớm.
Có thể bạn quan tâm

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.

Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.

Hiện nay các địa phương trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện về giống, đất đai để xuống giống vụ đông xuân 2014 – 2015. Năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, lượng mưa các tháng tới có khả năng thiếu hụt. Để đảm bảo thắng lợi sản xuất vụ đông xuân sắp tới, một trong những giải pháp cần tập trung là tăng cường công tác phòng, chống hạn…