Nguyên nhân làm cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt chủ yếu là do nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản ở Tân Hải

Theo đó, vụ việc cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và bị chết hàng loạt ngày 6-9 -2015, gây thiệt hại cho các hộ dân là vấn đề nghiêm trọng.
Qua báo cáo của Sở TN-MT và cơ quan nghiên cứu khoa học (Viện Môi trường và Tài nguyên), có nhiều nguyên nhân làm cho cá chết hàng loạt, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các nhà máy chế biến thủy sản, bột cá tại khu vực Tân Hải xả nước thải chưa đạt quy chuẩn môi trường ra khu vực cống số 6, là nguồn tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước sông Chà Và.
Việc triển khai Đoàn thanh tra theo Quyết định số 2074/QĐ-UBND của UBND tỉnh đã được thực hiện kịp thời, bước đầu đã có kết quả thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai và xây dựng của 22 tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến thủy hải sản và bột cá tại khu vực xã Tân Hải.
Tuy nhiên, Đoàn thanh tra cần tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên dự họp, tiếp tục rà soát, bổ sung vào báo cáo nội dung thanh tra việc thực hiện các thủ tục đầu tư đối với 22 tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến thủy hải sản và bột cá tại khu vực xã Tân Hải.
Từ đó, tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
UBND tỉnh giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban chỉ đạo giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và trực tiếp chỉ đạo, xử lý các vấn đề có liên quan để giải quyết dứt điểm vụ việc.
Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, giao UBND huyện Tân Thành tổ chức cưỡng chế phá dỡ đối với 9 cơ sở vi phạm quy định về xây dựng, xây dựng không phép, trái phép hoặc xây dựng theo giấy phép hoạt động tạm đã hết hạn, nếu chủ đầu tư không tự tháo dỡ (các Công ty TNHH chế biến bột cá Hiền Nam Hải, thủy sản Hòa Thắng; các DN tư nhân: Mỹ Sương, Gia Hòa, Đại Quang, Tuấn Thanh, bột cá Lộc An; cơ sở của bà Trần Thị Thủy, Cơ sở nước mắm Trần Văn Hải).
UBND huyện Tân Thành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để bất cứ tổ chức, cá nhân nào hoạt động lén lút, đầu tư cải tạo, xây dựng mới trái phép tại khu chế biến hải sản xã Tân Hải.
Chánh Thanh tra Sở TN-MT xử phạt theo quy định đối với các cơ sở vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; đồng thời, tiếp tục củng cố hồ sơ, đình chỉ hoạt động các cơ sở vi phạm theo chủ trương của UBND tỉnh tại công văn số 6117/UBND-VP ngày 25- 8 -2015.
Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tăng cường trinh sát, giám sát 24/24 giờ (kể cả ban đêm và các ngày cuối tuần) các cơ sở hoạt động chế biến thủy hải sản, bột cá tại khu vực này nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đình chỉ hoạt động các cơ sở vi phạm theo quy định.
UBND tỉnh cũng giao Sở NN-PTNT tổ chức bố trí, sắp xếp, di dời các lồng bè nuôi cá vào vùng Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nuôi lồng bè và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trên sông Chà Và đã được UBND tỉnh phê duyệt vào ngày 26-1-2015.
Đồng thời, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND TP.
Vũng Tàu và các cơ quan liên quan kiểm tra lại việc thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước như thuê mặt nước, cấp phép nuôi cá lồng bè, đăng ký kinh doanh… của các hộ nuôi và báo cáo UBND tỉnh trong tháng 10-2015; Rà soát, thống kê thiệt hại các hộ nuôi trồng sát với thực tế và khoa học, bảo đảm đủ sức thuyết phục khi đối thoại với các DN để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng bè.
UBND tỉnh cũng giao Công an tỉnh chỉ đạo Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tăng cường trinh sát, giám sát 24/24 giờ các cơ sở chế biến hải sản, bột cá tại khu vực Tân Hải nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đình chỉ hoạt động các cơ sở vi phạm theo quy định.
Để các nhà máy chế biến hải sản có đất hoạt động thời gian tới, UBND tỉnh giao Công ty đầu tư và khai thác hạ tầng KCN Đông Xuyên, Phú Mỹ I tiếp nhận, quản lý và vận hành Khu chế biến thủy sản xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) và Khu chế biến tại ấp Thèo Lèo (xã Bình Châu,huyện Xuyên Mộc) sau khi 2 khu này hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.

Âu thuyền Thọ Quang những ngày cuối năm nhộn nhịp hẳn lên. Trên các cầu cảng, ngư dân khẩn trương vá lưới, buộc chì, buộc phao. Dưới tàu, các máy trưởng kiểm tra lại máy móc, các thiết bị liên lạc, máy dò cá… chuẩn bị sẵn sàng trước giờ vươn khơi. Trên các cầu cảng, nhiều xe chở dầu, lương thực, thực phẩm, nước uống đậu kín chờ bốc xuống tàu.

Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.

Thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó.

Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với mục tiêu nhanh chóng đưa đồng vốn hỗ trợ theo Nghị định 67 đến với chủ tàu/ngư dân tại các địa phương vùng biển, chi nhánh BIDV tại tất cả các địa phương đã đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.