Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa

Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa
Ngày đăng: 11/11/2013

Không riêng gì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà ngay cả xứ dừa Bến Tre trong thời gian gần đây bỗng rộ lên phong trào nuôi đuông dừa bán cho các nhà hàng, quán ăn.

Nhiều đối tượng sâu hại tấn công cây dừa trong thời gian qua làm cho nhà vườn điêu đứng, các nhà khoa học chưa có giải pháp hữu hiệu để hạn chế và diệt trừ bọ vòi voi, bọ cánh cứng thì nay lại thêm đuông dừa. Đây là vấn đề cần có biện pháp mạnh để diệt trừ tận gốc.

Mấy năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có nhiều giải pháp hạn chế được bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả. Thế nhưng, một số hộ dân chỉ thấy lợi trước mắt mà lén lút nuôi đuông dừa tràn lan. Bà Lữ Thị Bé, ở xã Lương Hòa (Giồng Trôm) là người có nhiều kinh nghiệm nuôi đuông dừa. Bà Bé nuôi đuông dừa khá lâu nhưng mãi đến năm 2013 địa phương mới phát hiện. Cơ sở nuôi của bà Bé có 25 xô nhựa, trong mỗi xô nuôi 5 cặp đuông bố mẹ. Bà cho biết thêm, tháng 10-2012, bà mua 10 con kiến dương giống, với giá 10.000 đ/con về nuôi. Sau đó, bà tiếp tục mua thêm 200 con khác ở Tiền Giang về nuôi.

Mỗi ngày bà đi mua củ hủ dừa, bẹ dừa với giá khoảng từ 15.000-20.000 đ/cây về dùng máy xay nhỏ làm thức ăn cho đuông. Nếu cho ăn đầy đủ, mỗi tháng một con kiến dương mẹ đẻ tới 400 trứng. Khi đuông non mới nở nếu đem lên TP. Hồ Chí Minh bán cho các nhà hàng, giá mỗi con là 5.000đ. Tại huyện Bình Đại, hộ ông Nguyễn Văn Hùng, ở ấp Phú Thành - xã Phú Thuận, không chỉ nuôi mà còn là địa điểm cung cấp cho các nhà hàng. Tại cơ sở ông Hùng có khoảng 20 chiếc thau nhựa nuôi đuông, mỗi thau có hàng trăm đuông con. Từ cơ sở chỉ thu mua nay chuyển sang vừa thu mua vừa nuôi, là điểm cung cấp đuông dừa cho nhiều tỉnh, nhất là TP. Hồ Chí Minh.

Ông Huỳnh Thanh Hùng - Giám đốc Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, hiện các hộ nông dân nuôi đuông dừa, mua bán đuông dừa cung cấp cho các nhà hàng nhằm mục đích kinh doanh đã được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện. Hộ nuôi được phát hiện đầu tiên ngày 26-8-2013 là hộ ông Trần Văn Lâm, ở xã Lương Hòa (Giồng Trôm) với qui mô 10 thùng đuông bố mẹ, 20 thùng ấu trùng và ông Lâm còn tổ chức thu mua thêm của nhiều hộ nông dân khác. Ngày 21-10-2013, khi đoàn đến kiểm tra, ông Lâm đã cam kết tiêu hủy trong vòng 10 ngày. Hộ thứ hai là bà Trần Thị Hồng Thắm, ở ấp Phú Thạnh - xã Phú Thuận (Bình Đại).

Hộ này bị phát hiện ngày 18-10-2013. Lúc đầu, bà Thắm chỉ thu mua, sau đó chuyển sang nghề nuôi đuông dừa. Hộ này cũng đã cam kết tự tiêu hủy trong vòng 3 ngày. Ngày 25-10-2013, đoàn cũng đã kiểm tra hộ ông Trần Ngọc Long, ở xã Vang Quới Tây (Bình Đại) nuôi đuông dừa. Ngoài việc kiểm tra, xử lý, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng đã chỉ đạo các Trạm Bảo vệ thực vật trong tỉnh khẩn cấp dùng mọi biện pháp để phát hiện các hộ nuôi và vận động các hộ dân cung cấp địa chỉ các hộ nuôi đuông dừa để ngành chức năng xử lý; đồng thời, tập trung tuyên truyền sâu rộng trong người dân về tác hại của đuông dừa, ý thức tự tiêu hủy nếu có nhân nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp bao tiêu 15 nghìn con thỏ/tháng Doanh nghiệp bao tiêu 15 nghìn con thỏ/tháng

Thông tin từ UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang), Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Ninh Bình) vừa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ dược liệu cho HTX chăn nuôi thỏ Hợp Thành (Sơn Động).

22/05/2015
Hướng đi mới cho con tôm Hướng đi mới cho con tôm

Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.

22/05/2015
Hỗ Trợ Hoa Màu Bị Thiệt Hại Do Nắng Hạn Hỗ Trợ Hoa Màu Bị Thiệt Hại Do Nắng Hạn

Ba xã miền núi, vùng cao: Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc có 721 ha bắp lai bị khô héo, thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, ở các xã Hòa Thắng, Phan Lâm, Phan Sơn huyện Bắc Bình 687 ha đậu phụng, bắp lai, cây lâm nghiệp của hơn 400 hộ xuống giống 2 tháng gặp phải khô hạn, héo úa, không lên nổi; thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng.

17/11/2014
Săn cá thu nước ngọt Săn cá thu nước ngọt

Chiều! Mực nước sông Hậu vừa rún ròng, cũng là lúc “ngư phủ” dong xuồng bủa lưới bắt cá. Đang ở cuối mùa đánh bắt cá bông lau nên bà con chuyển sang giăng lưới cá thu. Cứ thế, cuộc sống mưu sinh trên sông nước xoay vòng theo năm tháng.

22/05/2015
Cảnh báo 3 giống mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng Cảnh báo 3 giống mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng

Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường đang có 3 loại giống cây mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng.

22/05/2015