Nguy Cơ Thất Thu Lớn Mùa Nghêu

Theo thường niên, vào đầu tháng 6 dương lịch, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh bước vào cao điểm thu hoạch nghêu thương phẩm. Tuy nhiên, mùa nghêu năm nay, người nuôi nghêu ở đây đang đối mặt với nguy cơ thất thu nặng vì giá nghêu thương phẩm giảm mạnh và khó tiêu thụ.
Ông Trần Văn Đã, Chủ nhiệm hợp tác xã nuôi nghêu Thành Đạt, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải cho biết, từ đầu tháng 5, giá nghêu thương phẩm được thương lái thu mua tại sân là 22.000 đồng/kg nhưng chỉ thu mua được hơn chục tấn thì không tiếp tục thu mua nữa. Hiện giá nghêu thương phẩm tiếp tục giảm xuống 18.000 đồng/kg (loại 50 con/kg), nhưng cũng không có thương lái ký hợp đồng thu mua hết sản lượng. Với giá nghêu này thì 1 kg nghêu thương phẩm giảm hơn 10.000 đồng so với giá nghêu cùng thời điểm của mùa vụ năm trước.
Tỉnh Trà Vinh hiện có 7 hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi nghêu tại các vùng ven biển thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, với tổng diện tích bãi biển được thả nuôi hàng năm hơn 740 ha.
Ở vụ nuôi nghêu năm 2012, tổng sản lượng nghêu thương phẩm toàn tỉnh thu hoạch đạt hơn 14.200 tấn, doanh thu trên 32 tỷ đồng. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi nghêu năm nay, sản lượng nghêu ước tăng hơn 50% so với năm trước, nhờ môi trường khá ổn định, kinh nghiệm, kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu đều được nâng cao. Tuy nhiên, trúng mùa nhưng mất giá, ước người nuôi nghêu trong tỉnh thất thu trên 20 tỷ đồng.
Không chỉ bị thất thu vì giá cả mà các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu trong tỉnh Trà Vinh còn lo mất trắng cả chục ngàn tấn nghêu nằm dưới bãi nuôi, nếu như không tìm được nơi tiêu thụ để thu hoạch kịp thời. Theo kinh nghiệm của ông Trần Văn Đã qua hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi nghêu trên nhiều bãi biển ở Trà Vinh, nếu như mùa vụ thu hoạch nghêu thương phẩm kéo dài đến sau tháng 7 dương lịch, thì sản lượng nghêu sẽ hao hụt rất lớn, do thời điểm này nước ngọt ở thượng nguồn đổ về, lượng bùn bồi lắng lên bãi làm nghêu bị chết trên diện rộng.
Trúng mùa nhưng mất giá, “điệp khúc” khó khăn cho người nuôi nghêu ở Trà Vinh lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này cho thấy, đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi nghêu ở Trà Vinh cần có sự liên kết “bốn nhà”, ít nhất có sự liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16-4-2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Quyết định quy định việc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng (TCTD) đến ngày 31-12-2013.

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu.

Bến Tre có tổng đàn bò phát triển khá lớn, trên 155.000 con. Chất lượng đàn bò ngày càng nâng lên, trọng lượng bò đực trên 700kg, tốc độ tăng trọng nhanh từ 650-850 g/ngày, tỷ lệ xẻ thịt cao từ 49%-51%. Công tác thụ tinh nhân tạo được người nuôi ngày càng quan tâm.

Trong khi nông dân trồng lúa, rau màu nhiều nơi đang gặp khó khăn bởi giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định thì nông dân xã Lương Phi (Tri Tôn - An Giang) phấn khởi với mô hình trồng rau tần dày lá – một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền. Đây là mô hình triển vọng do bà con được cung cấp giống, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, với giá cả ổn định và đảm bảo có lãi.

Do những diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua một số sâu bệnh đã bùng phát trên cây cao su gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Đặc biệt, tại ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) có hơn 40 ha cây cao su của nhiều hộ dân bị nhiễm nặng.