Nguy Cơ Mất Cân Bằng Hệ Sinh Thái Nước Ngọt Từ Cá Lau Kiếng

Cá lau kiếng hay còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ HongKong và Singapore theo dạng cá cảnh.
Thức ăn chính là các loài rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy, đây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác, sinh sản nhanh khi phát tán ra ngoài thủy vực tự nhiên.
Cá có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và sức sống rất cao. Chúng xuất hiện tràn lan ra ao hồ sông suối do những người bán và nuôi cá cảnh phát tán bởi không cảnh giác đối với những bất cập của loài cá lạ này.
Cá lau kiếng rất dễ thích nghi với môi trường sông nước. Ở môi trường mới, một số loài cá lau kiếng có thể đạt đến kích thước 70cm trong khi ở nguyên quán kích cỡ lớn nhất của chúng chỉ khoảng 30cm.
Không chỉ ăn rong tảo và mùn bã, cá mẹ lẫn cá con đều có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển. Nếu các loài cá khác có khả năng thích nghi kém sẽ chết. Loài cá này còn ăn cả trứng của các loài cá khác, làm suy giảm số lượng, thậm chí làm biến mất một loài cá nào đó.
Nguy hiểm hơn, chúng lấn át sinh vật bản địa, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái. Sau thời gian phát tán ra tự nhiên, cá lau kiếng đang trở thành loài có nguy cơ xâm hại các loài cá khác ở cùng một môi trường sống. Đây là loài cá không mang lại giá trị kinh tế, đang có chiều hướng tăng nhanh trên các sông rạch, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo các thông tin từ báo chí, hiện nay loài cá này đã có mặt trên khắp các ao, đìa, kênh rạch ở các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang,… Nhiều địa phương cũng đã có các văn bản hành chính chỉ đạo việc giám sát tình hình việc cá lau kiếng phát tán ra môi trường nước tự nhiên để có các biện pháp ngăn chặn.
Trên địa bàn huyện Ba Tri, loài cá này cũng đã xuất hiện khá rộng rãi ở các sông ngòi, kênh rạch, ao đìa dù mật độ chưa đến mức quá cao. Đáng lưu ý là kể từ lúc cá lau kiếng xuất hiện, cũng là lúc lượng cá đồng ngày càng giảm đi. Nhiều người dân vốn trước đây sinh sống hoặc tăng thu nhập bằng nghề chài lưới trên kênh thì nay gặp rất nhiều khó khăn vì khi thả lưới mắc cá lau kiếng, làm rách chài, lưới, gây thất thu cho người dân và tốn kém chi phí để mua lưới mới.
Để hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của cá lau kiếng ra môi trường, bảo vệ cân bằng hệ sinh thái nước ngọt tại địa phương, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của cá lau kiếng, không nên phóng thích loài này ra môi trường nước tự nhiên; khảo sát nắm tình hình việc cá lau kiếng đã phát tán ra môi trường tự nhiên để có biện pháp quản lý; tuyên truyền, kêu gọi người dân đánh bắt, tiêu diệt từ cá con đến cá trưởng thành; tát cạn ao nuôi, dùng vôi bột để làm sạch ao nhằm tiêu diệt trứng và cá con; thịt cá lau kiếng cũng có thể chế biến để làm thức ăn cho người, gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào cựu chiến binh tham gia phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu luôn là câu chuyện thường được nhắc đến. Đã có không ít cách làm với những mô hình mang đến nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình người lính trẻ cựu chiến binh Trần Văn Hồng, ở thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc) là một điển hình trồng thanh long trên vùng đất đồi núi.

Bà Lê Thị Như Phượng - Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Phượng Hải (TP. Nha Trang) đang thuê đìa tại xã Ninh Ích cho biết, doanh nghiệp của bà vừa bị thiệt hại hơn 342 triệu đồng do bị kẻ gian đầu độc cá nuôi dưới hồ. Số cá chết bao gồm: 10.000 con cá bớp giống chuẩn bị xuất bán; 5.000 con cá chẻm (0,3 kg/con); 3.000 con cá dìa (0,2 kg/con) và 200 con cá lù đù (0,3 kg/con)…

Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. Quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng một sào 360m2 khoảng 50-60cây bưởi cho thu nhập 10-12 triệu đồng.

Có nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu và nguồn nước lạnh nhưng thời gian qua, ngành nuôi cá nước lạnh (trong đó chủ yếu là cá tầm) của Việt Nam phát triển chưa xứng tầm. Không những vậy, ngành chăn nuôi còn non trẻ này đang đứng trước nguy cơ bị cá tầm Trung Quốc nhập lậu đè bẹp.

Hồ Cây Đa, huyện Lục Nam (Bắc Giang) rộng mênh mông. Mỗi năm vào mùa đông, người dân ven hồ thấy đàn vịt trời thi thoảng “ghé chân”. Không ai nhìn rõ hình thù vì cứ nghe tiếng động, thoáng có bóng người là chúng bay vút đi.