Nguy Cơ Đổ Vỡ Đề Án Phát Triển Cà Phê Bền Vững

Ngày 28-4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp đánh giá lại đề án phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Thông qua đề án này, tỉnh đã đầu tư trên 2.823 tỷ đồng để phục vụ chương trình phát triển cà phê bền vững. Tỉnh cũng cũng đã tiến hành khảo sát, quy hoạch lại việc phát triển cà phê theo hướng sản xuất bền vững để diện tích cà phê của tỉnh đến năm 2020 là 170.000ha, sản lượng hàng năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk, việc triển khai thực hiện đề án phát triển cà phê bền vững trên địa bàn chưa đạt yêu cầu, nhất là còn nhiều diện tích cà phê chưa được trồng cây che bóng, chắn gió (trên 68% diện tích), tỷ trọng cà phê chế biến tinh vẫn còn quá thấp (chiếm chưa đến 9% trong tổng sản lượng), thiếu nhiều diện tích sân phơi.
Có thể bạn quan tâm

Cây chè là cây truyền thống, cây lâu năm, phát triển tương đối ổn định, nếu thâm canh tốt thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt phát triển các vùng chè gắn với du lịch sinh thái, khu tham quan sẽ nâng giá trị kinh tế.

Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo theo đường biển từ tuần thứ 2 của tháng 9/2015, chính phủ Myanmar quyết định cho phép tái xuất khẩu gạo qua biên giới từ giữa tháng 10/2015, theo Giám đốc Cục xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại Myanmar.

Hàng chục người hì hục len lỏi vào các khu rừng thốt nốt để đào bới tận gốc. Cây ngã xuống, có người khác bao bọc rễ cẩn thận, chuyển lên xe kéo ra đường chính...

Theo ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã có quy hoạch mở rộng vùng trồng quế lên 25.000ha từ nay đến năm 2025, tăng gấp 2,5 lần diện tích quế hiện nay.

Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình thức nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa thời gian qua phát triển tương đối ổn định, thể hiện tính bền vững, hiệu quả, tăng trưởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng.