Nguy Cơ Dịch Bệnh Từ Những Trà Lúa Hè Thu Sớm

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đất lúa sau khi thu hoạch xong phải có một thời gian cắt vụ, ngăn mầm bệnh. Nhưng vì giá lúa đang ở mức cao, nông dân một số nơi đã tranh thủ xuống giống vụ Hè Thu. Việc làm này không chỉ phá vỡ lịch thời vụ mà còn dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những vụ kế tiếp.
Huyện Châu Thành A, nơi thu hoạch lúa Đông Xuân sớm nhất tỉnh Hậu Giang. 3.000 ha) bước sang giai đoạn thu hoạch được các thương lái đặt hàng mua từ 4.700-4.800đ/kg. So với vụ ĐX trước, đầu vụ năm nay giá cao hơn từ 400-500 đ/kg. Nếu tính theo giá thành sản xuất bình quân 3.769 đồng/kg mà Bộ Tài chính vừa đưa ra, Đông Xuân sớm ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thắng lớn.
Số liệu từ Cục trồng trọt, Đông Xuân 2014, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sa 1.6 triệu ha. Hiện có khoảng 200.000 ha đang được thu hoạch. Năng suất khoảng 6,1 tấn/ha, sản lượng khoảng 1,22 triệu tấn. Đông Xuân chưa thu hoạch xong, Hè Thu đã được gieo sạ. Tại Đồng Tháp, 20.000 ha vừa được nông dân xuống giống. Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, điều này sẽ khiến mầm bệnh tồn lưu trong đất gây hại ở vụ sau.
Cảnh báo của ngành chức năng hoàn toàn có cơ sở, bởi hiện nay, rầy nâu, đạo ôn vẫn đang gây hại trên một số diện tích lúa Đông Xuân muộn. Ở Hậu Giang, 2.400 ha lúa tại huyện Phụng Hiệp bị nhiễm đạo ôn, 1.700 ha tại Châu Thành A bị nhiễm rầy mật độ từ 1.000 đến 3.000 con/mét vuông. Thiệt hại là không thể tránh khỏi khi nhiều mảnh ruộng, gốc lúa bị rực đỏ như thế này.
Như vậy, gieo sạ lúa Hè Thu sớm trong thời điểm này, nông dân hoàn toàn gặp bất lợi. Đất chưa được cải tạo tốt, thời gian ngắt vụ chưa đủ, mầm bệnh sẽ tồn lưu tiếp tục gây hại cho vụ sau. Đó là chưa kể, giá lúa thời gian tới cao, thấp như thế nào vẫn là điều khó đoán. Còn theo các doanh nghiệp, sau khi thu gom đủ 500.000 tấn gạo cho Philippines, thị trường xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.