Nguy Cơ Dịch Bệnh Từ Những Trà Lúa Hè Thu Sớm

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đất lúa sau khi thu hoạch xong phải có một thời gian cắt vụ, ngăn mầm bệnh. Nhưng vì giá lúa đang ở mức cao, nông dân một số nơi đã tranh thủ xuống giống vụ Hè Thu. Việc làm này không chỉ phá vỡ lịch thời vụ mà còn dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những vụ kế tiếp.
Huyện Châu Thành A, nơi thu hoạch lúa Đông Xuân sớm nhất tỉnh Hậu Giang. 3.000 ha) bước sang giai đoạn thu hoạch được các thương lái đặt hàng mua từ 4.700-4.800đ/kg. So với vụ ĐX trước, đầu vụ năm nay giá cao hơn từ 400-500 đ/kg. Nếu tính theo giá thành sản xuất bình quân 3.769 đồng/kg mà Bộ Tài chính vừa đưa ra, Đông Xuân sớm ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thắng lớn.
Số liệu từ Cục trồng trọt, Đông Xuân 2014, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sa 1.6 triệu ha. Hiện có khoảng 200.000 ha đang được thu hoạch. Năng suất khoảng 6,1 tấn/ha, sản lượng khoảng 1,22 triệu tấn. Đông Xuân chưa thu hoạch xong, Hè Thu đã được gieo sạ. Tại Đồng Tháp, 20.000 ha vừa được nông dân xuống giống. Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, điều này sẽ khiến mầm bệnh tồn lưu trong đất gây hại ở vụ sau.
Cảnh báo của ngành chức năng hoàn toàn có cơ sở, bởi hiện nay, rầy nâu, đạo ôn vẫn đang gây hại trên một số diện tích lúa Đông Xuân muộn. Ở Hậu Giang, 2.400 ha lúa tại huyện Phụng Hiệp bị nhiễm đạo ôn, 1.700 ha tại Châu Thành A bị nhiễm rầy mật độ từ 1.000 đến 3.000 con/mét vuông. Thiệt hại là không thể tránh khỏi khi nhiều mảnh ruộng, gốc lúa bị rực đỏ như thế này.
Như vậy, gieo sạ lúa Hè Thu sớm trong thời điểm này, nông dân hoàn toàn gặp bất lợi. Đất chưa được cải tạo tốt, thời gian ngắt vụ chưa đủ, mầm bệnh sẽ tồn lưu tiếp tục gây hại cho vụ sau. Đó là chưa kể, giá lúa thời gian tới cao, thấp như thế nào vẫn là điều khó đoán. Còn theo các doanh nghiệp, sau khi thu gom đủ 500.000 tấn gạo cho Philippines, thị trường xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.