Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015

Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015
Ngày đăng: 27/11/2014

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.

Trên đồng ruộng, chuột thường cắn phá vào mọi giai đoạn phát triển của cây lúa, nặng nhất là lúc lúa làm đòng đến trổ, lúc này chuột ăn đòng non hay cắn ngang hạt lúa. Hiện nay Sóc Trăng có khoảng 85.000 ha lúa đang làm đòng đến trổ, nguy cơ bị chuột gây hại rất cao.

Ở giai đoạn sớm chuột cắn gốc lúa gây ảnh hưởng đến sức sống của cây, ở giai đoạn hình thành đòng, chuột cắn thủng bẹ để ăn đòng, và ăn hạt khi lúa trổ. Nếu bị hại sớm, lúa có thể phục hồi, nhưng khi chín sẽ không đều, nếu bị hại muộn, lúa không phục hồi được, không cho năng suất.

Ngoài cắn phá lúa, chuột còn đào hang trên bờ ruộng, bờ đập… làm nước trong ruộng bị thất thoát. Mức độ gây hại của chuột rất nhanh, nhà nông không thể lơ là, anh Trần Văn Sái ở ấp Kinh Mới, xã An Ninh cho biết “Năm nay tình hình chuột cắn phá lúa nhiều hơn năm ngoái, bà con ai cũng sợ, nên ngoài việc phòng trừ sâu bệnh chúng ta cũng phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời ngăn chặn chuột cắn phá”.

Huyện Châu Thành đã xuống giống hơn 13.400ha lúa, trong đó có 2.200 ha giai đoạn đòng trổ, diện tích bị chuột cắn phá chưa nhiều nhưng mật số xuất hiện cao và sinh sôi rất nhanh. Các cánh đồng đang vào giai đoạn đòng trổ là lúc thích hợp nhất cho chuột phát triển và nhân mật số.

Mặt khác, các biện pháp phòng trừ chuột trên một diện tích lớn của nông dân còn khá hạn chế. Ngoài việc đặt bẫy, một số bà con đã dùng bao nilong bao quanh ruộng lúa, dùng chó, mèo để bắt chuột nhưng cũng không mấy hiệu quả; Các biện pháp đặt bẫy hay bã chuột cũng không mấy tác dụng còn gây nguy hại đến sức khỏe con người và vật nuôi. Ông Nguyễn Văn Chín ở xã An Ninh cho biết “Nạn chuột cắn phá rất là khó diệt, một phần thì đặt bẫy, một phần thấy thì bắt, chứ không làm sau mà quản lý hết được còn dùng thuốc diệt thì rất nguy hiểm”.

Chuột không ưa nước nên mùa mưa hoặc ruộng ngập nước, sẽ hạn chế bớt việc di chuyển của chuột, số lượng chuột cũng giảm; Khi lúa đẻ nhánh bà con thường rút bớt nước ra khỏi ruộng để rễ lúa ăn sâu vào đất, lúa đẻ nhánh mạnh. Khi gần thu hoạch bà con sẽ rút cạn nước trên đồng để thuận lợi cho việc gặt lúa và đây là lúc chuột cắn phá gây hại. Mặt khác nếu việc tiêu diệt không đồng loạt, thì chuột có thể sang gây hại ở các ruộng lân cận.

Theo các nhà chuyên môn, việc chuột xuất hiện nhiều và gây hại một phần do thời gian các vụ lúa rất gần nhau, nếu không nói là liên tục, làm cho thời gian chuẩn bị đất không nhiều, là điều kiện cho chuột đào hang lẩn trốn trên các bờ ruộng và gây hại khi lúa có trên đồng. Ngoài ra từ đây đến cuối năm lượng mưa giảm, sẽ thuận lợi cho chuột sinh sôi.

Kỹ sư Quách Phước Châu – Phó Chi cục BVTV tỉnh Sóc Trăng cho biết “ Kỹ thuật làm đất của nông dân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc các loại  dịch hại phát sinh và phát triển, vấn đề thâm canh tăng vụ, vấn đề làm đất không kỹ cũng là điều kiện để dịch hại phát triển. Ngoài ra thì theo trung tâm khí tượng thủy văn, cuối năm 2014, hiện tượng ElNino, bão ấp thấp nhiệt đới giảm, lượng mưa giảm mạnh, thời tiết khô hạn, ở những trà lúa cuối vụ, tỉnh Sóc Trăng cũng sẽ ảnh hưởng

Các nhà chuyên môn khuyến cáo nông dân nên theo dõi đồng ruộng thật kỹ, kịp thời phát hiện và tiêu diệt chuột. Trong những vụ lúa sau cần phát quang bờ ruộng, bờ mương, tìm diệt các ổ chuột ở bờ ruộng ngay từ đầu vụ. Sau thu hoạch nên dọn sạch rơm rạ để hạn chế nơi cư trú của chuột. Các biện pháp diệt chuột cần làm đồng loạt, để tránh chuột di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác và gây hại trên diện rộng.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2489&keycon=27&lsk=&keyntc=6


Có thể bạn quan tâm

Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67 Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

25/06/2013
Dưa Bở - Đặc Sản Phố Biển Cửa Lò (Nghệ An) Dưa Bở - Đặc Sản Phố Biển Cửa Lò (Nghệ An)

Về Nghi Hương -Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mùa này nhìn những cánh đồng dưa xanh ngút ngát, chạy dài ven chân những đầm sen, cái oi bức của ngày hè như dịu lại.

25/06/2013
Trồng Ớt Hiệu Quả Trên Đất Lúa Trồng Ớt Hiệu Quả Trên Đất Lúa

Những năm gần đây, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống ruộng lúa, nông dân nhiều nơi từ Bắc vào Nam đã đưa cây ớt vào trồng mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa gấp 3 - 5 lần.

25/06/2013
Năng Suất Mía Đạt Khoảng 63,5 Tấn/ha Năng Suất Mía Đạt Khoảng 63,5 Tấn/ha

Theo Sở NN-PTNT, đến nay, nông dân trong tỉnh Phú Yên thu hoạch gần 20.000ha mía trên tổng số 23.420ha mía niên vụ 2012-2013, năng suất bình quân khoảng 63,5 tấn/ha, tăng gần 6 tấn/ha so niên vụ trước. Riêng huyện Sơn Hòa, có 10.508ha, năng suất mía ước đạt 71,2 tấn/ha.

25/06/2013
Trúng Đậm Vụ Tôm Trúng Đậm Vụ Tôm

14 năm triển khai nuôi tôm nước lợ, chưa khi nào bà con thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang - Đà Nẵng) trúng đậm như vụ một năm nay. Nhiều hộ, trừ hết các khoản chi phí, lãi ròng hơn 300 triệu đồng/ha.

26/06/2013