Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm Sau Tết Nguyên Đán

Nguy Cơ Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm Sau Tết Nguyên Đán
Ngày đăng: 10/02/2014

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.

Tại các chợ đều phục vụ làm thịt gà tại chỗ với giá 15.000 đồng/con, các quầy bán và làm thịt gà đều nằm gần các điểm bán thức ăn sẵn, càng làm tăng nguy cơ lây lan vi rút cúm gia cầm.

Ghé một quầy bán gà và vịt ở ngay lối vào chợ Long Xuyên ở trên đường Nguyễn Huệ thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, chị bán hàng xởi lởi mời khách mua: “Gà thả vườn ngon lắm em ơi, 110.000 đ/một ký em mua chị làm thịt miễn phí cho em luôn”. Tại đây có khoảng 30 con gà trống đang sống được để trên chiếc bạt xanh trải trên nền đường, con nào con nấy mắt lờ đờ, mào tím tái lông xộc xệch, bên cạnh là quầy gà làm thịt sẵn để phục vụ khách. Gà bán ở đây chủ yếu là gà trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch, nhưng người bán cứ bán và người mua cứ mua không hề e ngại.

Cũng trên đường Nguyễn Huệ, còn có một điểm bán chim én cho những người đi lễ chùa đầu năm mua thả phóng sinh. Số chim này được người dân mang từ Năng Gù xuống chợ Long Xuyên để bán, không ai đảm bảo là không mang theo vi rút cúm A/H5N1 hoặc cúm A/H7N9, là hai chủng vi rút cúm rất nguy hiểm hiện nay. Bởi trước Tết (ngày 28/1), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang đã xuất hiện ca tử vong đầu tiên trong năm 2014 do cúm A/H5N1.

N ạn nhân là bà Nguyễn Thị U (60 tuổi) ngụ ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Sau nhiều ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang không thuyên giảm, đến ngày 27/1 bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang điều trị nhưng không qua khỏi, đã tử vong vào ngày 28/1. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy, bệnh nhân này dương tính với vi rút cúm A/H5N1.

Nhưng sau Tết Nguyên đán hoạt động buôn bán gà sống trên đại bàn tỉnh An Giang vẫn diễn ra khá sôi động. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi rút cúm gia cầm phát tán, trong khi đó ổ dịch cúm trên gia cầm đã xuất hiện ở Đồng Tháp là tỉnh giáp ranh với An Giang. Do đó, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm cần phải được các cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải đặc biệt quan tâm hơn nữa.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014
Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014
Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

27/11/2014