Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía

Bệnh trắng lá mía bắt đầu xuất hiện rải rác ở thị xã Ninh Hòa từ niên vụ 2012 - 2013 đến niên vụ 2013 - 2014 với diện tích bị nhiễm 963ha. Đến niên vụ 2014 - 2015, bệnh lan rộng khắp các vùng trồng mía với diện tích bị nhiễm lên đến hơn 2.235ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30 - 70% là hơn 1.415ha.
Xã Ninh Tây là vùng có diện tích mía lớn nhất và cũng là nơi bệnh trắng lá mía xuất hiện nhiều nhất. Ông Sử Hồng Quốc Tịnh - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Tây cho biết, thời gian qua, bệnh này đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con trồng mía trên địa bàn. Đặc biệt là niên vụ 2014 - 2015, toàn xã có 753/2.270ha bị nhiễm bệnh, mức độ thiệt hại từ 30% trở lên. “Từ khi bệnh trắng lá mía xuất hiện, năng suất, chữ đường giảm mạnh. Vụ mía 2012 - 2013, năng suất mía toàn xã đạt bình quân 50 tấn/ha thì niên vụ 2014 - 2015, năng suất chỉ còn 48 tấn/ha”, ông Tịnh nói.
Ông Lê Văn Tánh - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa cho biết, bệnh trắng lá mía là bệnh nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị, biện pháp phòng ngừa vẫn là chính. Tuy đã qua các lớp tập huấn, nhưng nhiều nông dân vẫn mơ hồ về quá trình lây lan, phát triển của bệnh cũng như thuốc đặc trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Mới đây, Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa đã phối hợp với UBND thị xã Ninh Hòa, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã triển khai các lớp tập huấn “Kỹ thuật phòng trừ bệnh trắng lá mía” cho nông dân tại 8 xã trên địa bàn.
Theo khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh trắng lá mía, nông dân cần nhổ bỏ và tiêu hủy toàn bộ cây mía bị bệnh; không sử dụng hom giống bị bệnh cho niên vụ tiếp và không vận chuyển mía từ vùng bị nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm... Ông Prakash Muthu, Phó Giám đốc nguyên liệu (Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa) cho biết, bệnh trắng lá mía xuất hiện ở Thái Lan từ năm 1954. Và ở Việt Nam hiện nay, bệnh trắng lá mía đang là vấn đề nan giải. Bệnh một phần do thời tiết, nhưng yếu tố chính vẫn là giống, sâu bệnh... Vì vậy, bà con nên xử lý giống trước khi trồng. Đối với diện tích bị bệnh trên 50%, bà con cần mạnh dạn phá bỏ và trồng lại. Người trồng phải sử dụng giống mía khỏe, không nhiễm bệnh trắng lá như: K88-200; KK3; MY55-14; K93-219...
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.