Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.
Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, nên số dê của gia đình ông phát triển đồng đều, chỉ 6 tháng nuôi, lứa dê con đầu tiên bán thu đủ vốn đầu tư ban đầu. Qua 6 năm gắn bó với nghề nuôi dê, gia trại của ông luôn duy trì đàn dê với 60 con mẹ. Một năm, dê sinh sản được 2 lứa, mỗi lần sinh từ 1 đến 3 con, sau 4 tháng nuôi, dê con đạt 25 - 30 kg là xuất bán. Mỗi năm, ông Điền xuất bán 2 lần, mỗi lần 25 - 30 con, trừ chi phí cũng có nguồn thu gần 50 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Soạn, chủ tịch UBND xã, hiện xã Thạch Cẩm có 170 hộ nuôi dê, hộ ít nuôi 15 con, hộ nhiều lên tới hơn 100 con, sản lượng đạt trên 30 tấn/năm. Với giá dao động từ 110.000 đến 120.000 đồng/kg, hàng năm, nguồn thu từ nuôi dê cũng đạt gần 4 tỷ đồng, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 200 lao động địa phương. Từ nuôi dê, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, nền sản xuất nông nghiệp của Đắk Nông phát triển đa dạng và tương đối toàn diện với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Theo đó, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp tạo thế và lực cho ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nhằm mở ra hướng đi mới.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Ca cao là loại cây trồng mới đang được ngành nông nghiệp cả nước khuyến khích nông dân phát triển với quy mô hàng hóa do có hiệu quả kinh tế cao nhờ thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng, khí hậu và không chiếm nhiều diện tích đất của các giống cây truyền thống khác.

Sớm chọn ra hướng đi đúng và với những nỗ lực không ngừng nhiều năm liền của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp…và cả rất nhiều người làm nông, Đà Lạt hiện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. “Nông nghiệp xanh” ở vùng đất Nam Tây Nguyên này.

Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha tiêu, anh Hoàng Văn Minh, ở thôn 3, xã Kiến Thành thu về được hơn 3,6 tấn hạt tiêu. Theo tính toán của gia đình anh thì sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lãi hơn 300 triệu đồng.