Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.
Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, nên số dê của gia đình ông phát triển đồng đều, chỉ 6 tháng nuôi, lứa dê con đầu tiên bán thu đủ vốn đầu tư ban đầu. Qua 6 năm gắn bó với nghề nuôi dê, gia trại của ông luôn duy trì đàn dê với 60 con mẹ. Một năm, dê sinh sản được 2 lứa, mỗi lần sinh từ 1 đến 3 con, sau 4 tháng nuôi, dê con đạt 25 - 30 kg là xuất bán. Mỗi năm, ông Điền xuất bán 2 lần, mỗi lần 25 - 30 con, trừ chi phí cũng có nguồn thu gần 50 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Soạn, chủ tịch UBND xã, hiện xã Thạch Cẩm có 170 hộ nuôi dê, hộ ít nuôi 15 con, hộ nhiều lên tới hơn 100 con, sản lượng đạt trên 30 tấn/năm. Với giá dao động từ 110.000 đến 120.000 đồng/kg, hàng năm, nguồn thu từ nuôi dê cũng đạt gần 4 tỷ đồng, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 200 lao động địa phương. Từ nuôi dê, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân nói chung và nông dân Lạng Sơn nói riêng đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong đó, anh Hoàng Văn Nam, hội viên nông dân ở thôn Bản Háu, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan đã tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi dê rất hiệu quả, từ đó thực hiện ý tưởng vươn lên làm giàu.

Liên tiếp những ngày qua, nhiều người dân nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, P. Thọ Quang, TP Đà Nẵng thấp thỏm như ngồi trên lửa bởi cá chết hàng loạt, tính ra thiệt hại mỗi ngày khoảng 50 triệu đồng. Lại một lần nữa vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản an toàn được đặt ra với một TP biển như Đà Nẵng.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Thực hiện phát triển luân canh cây hoa màu trên đất lúa không chỉ làm tăng độ phì nhiêu cho đất mà còn góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân.