Nguồn Rau Chính Ở Đảo Phú Quý

Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…
Cách đây không lâu, chúng tôi đến khu vực trồng rau ở thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, bắt gặp những thửa rau xanh tươi trải dài hai bên con đường bê tông nông thôn dẫn vào thôn này. Chị Đoàn Thị Thiêm đang phun nước tưới vài đám rau, đoạn ngừng tay nghỉ, chị cho biết: Ở khu vực này đất ẩm thấp, khá thích hợp trồng các loại la ghim.
Gia đình tôi đã trồng 2 sào rau củ mấy năm nay, đồng thời đầu tư vốn khoan thêm 2 giếng chủ động tưới nước vào mùa khô; nên ruộng rau lúc nào cũng đảm bảo độ ẩm. Chừng hai tháng rưỡi, tôi thu hoạch một lần bán cho những người mua sỉ, lẻ trong vùng. Nguồn thu nhập chính từ vườn rau cộng thêm nghề phụ chăn nuôi heo, gà đạt gần 40 triệu đồng/năm, đảm bảo trang trải cuộc sống gia đình…
Cũng như chị Thiêm, khá nhiều gia đình ở thôn Phú An sinh sống bằng nghề trồng rau, cây trái, phụ thêm chăn nuôi. Hiện trong thôn có 50 hộ trồng rau xanh, hoa quả tươi, nông sản ngắn ngày trên diện tích hơn 6 ha. Bình quân mỗi hộ 1 sào. Có hộ trồng lên tới 7 sào rau các loại, như gia đình ông Đặng Văn Sư chuyên nghề này hơn 10 năm nay. Ông cho hay, mỗi năm trừ chi phí lãi hơn 90 triệu đồng.
Tỷ lệ hộ làm vườn ở Phú An chiếm 30% toàn thôn, đáp ứng nhu cầu rau xanh trên đảo trong những năm gần đây. Bây giờ, nhiều người dân ở đảo cần thực phẩm xanh tươi đều đến làng rau này. Ở đây, vào mỗi buổi sáng sớm và chiều về khá rộn ràng cảnh bà con chăm bón rau các loại, hay thu hoạch cung cấp thực phẩm xanh mỗi ngày, kịp bán cho khách hàng.
Ông Nguyễn Thế Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Phụng cho hay, nghề trồng rau thôn Phú An có từ khá lâu, nhưng nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu mỗi gia đình, làng xóm trong thôn; chỉ phát triển mạnh, tập trung vài năm gần đây, tạo công ăn việc làm, thu nhập chính cho bà con. Rau xanh Phú An đa dạng như cải ngọt, xà lách, hành hoa, mồng tơi, húng lũi, cà chua, dưa leo, các loại rau gia vị…
Cùng với đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh cũng đã ra đảo hướng dẫn khá nhiều người dân trong thôn về mô hình trồng rau trên cát, trồng rau trong nhà lồng bằng lưới, nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, hiệu quả cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề. “Các đoàn thể xã Ngũ Phụng đang vận động thành lập hội trồng rau, hội làm vườn vào cuối năm nay, để hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm trồng rau phát triển mạnh làng nghề truyền thống này”, ông Giang cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Giá trị XK thủy sản tháng 10 ước đạt 736 triệu USD, đưa giá trị XK 10 tháng đầu năm đạt 6,48 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,25% tổng giá trị XK. 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng với mức tăng tương ứng đạt 7,73%, 43,11% và 24,9%.

Để mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp cần phải khơi thông nguồn vốn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người nông dân. Đó đang là mục tiêu đặt ra không chỉ của ngành nông nghiệp mà cả nền kinh tế.

Đi trên con đường lởm chởm ổ gà nối về trung tâm xã, phần nào sẽ hiểu được nỗi vất vả của người dân ở ấp Long Hòa B. Ở đây, có đến 2 tuyến đường xuống cấp, mỗi tuyến dài 6-7km. Người dân bức xúc vì ngày ngày đi lại, đưa đón con cháu đi học, chuyện té xe trở thành bình thường khi buộc phải đi qua đoạn đường này.

Trong số 7 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, của huyện giai đoạn 2010-2015 ở huyện Xuân Trường, đến nay đã có 1 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt 16 tiêu chí, còn lại đạt 11-15 tiêu chí. Để nỗ lực thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, huyện Xuân Trường chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.

Thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê là một trong những địa phương có truyền thống sản xuất cây rau giống không chỉ để cung cấp cho các xã trong địa bàn huyện, mà còn đưa ra các địa bàn lân cận và các tỉnh phía Bắc. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên vụ đông năm nay toàn thôn có gần 7ha sản xuất cây rau giống, tập trung chủ yếu ở các khu: 1,2,3. Từ nghề này nhiều hộ dân trong xã đã vươn lên làm giàu.