Nguồn Rau Chính Ở Đảo Phú Quý

Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…
Cách đây không lâu, chúng tôi đến khu vực trồng rau ở thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, bắt gặp những thửa rau xanh tươi trải dài hai bên con đường bê tông nông thôn dẫn vào thôn này. Chị Đoàn Thị Thiêm đang phun nước tưới vài đám rau, đoạn ngừng tay nghỉ, chị cho biết: Ở khu vực này đất ẩm thấp, khá thích hợp trồng các loại la ghim.
Gia đình tôi đã trồng 2 sào rau củ mấy năm nay, đồng thời đầu tư vốn khoan thêm 2 giếng chủ động tưới nước vào mùa khô; nên ruộng rau lúc nào cũng đảm bảo độ ẩm. Chừng hai tháng rưỡi, tôi thu hoạch một lần bán cho những người mua sỉ, lẻ trong vùng. Nguồn thu nhập chính từ vườn rau cộng thêm nghề phụ chăn nuôi heo, gà đạt gần 40 triệu đồng/năm, đảm bảo trang trải cuộc sống gia đình…
Cũng như chị Thiêm, khá nhiều gia đình ở thôn Phú An sinh sống bằng nghề trồng rau, cây trái, phụ thêm chăn nuôi. Hiện trong thôn có 50 hộ trồng rau xanh, hoa quả tươi, nông sản ngắn ngày trên diện tích hơn 6 ha. Bình quân mỗi hộ 1 sào. Có hộ trồng lên tới 7 sào rau các loại, như gia đình ông Đặng Văn Sư chuyên nghề này hơn 10 năm nay. Ông cho hay, mỗi năm trừ chi phí lãi hơn 90 triệu đồng.
Tỷ lệ hộ làm vườn ở Phú An chiếm 30% toàn thôn, đáp ứng nhu cầu rau xanh trên đảo trong những năm gần đây. Bây giờ, nhiều người dân ở đảo cần thực phẩm xanh tươi đều đến làng rau này. Ở đây, vào mỗi buổi sáng sớm và chiều về khá rộn ràng cảnh bà con chăm bón rau các loại, hay thu hoạch cung cấp thực phẩm xanh mỗi ngày, kịp bán cho khách hàng.
Ông Nguyễn Thế Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Phụng cho hay, nghề trồng rau thôn Phú An có từ khá lâu, nhưng nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu mỗi gia đình, làng xóm trong thôn; chỉ phát triển mạnh, tập trung vài năm gần đây, tạo công ăn việc làm, thu nhập chính cho bà con. Rau xanh Phú An đa dạng như cải ngọt, xà lách, hành hoa, mồng tơi, húng lũi, cà chua, dưa leo, các loại rau gia vị…
Cùng với đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh cũng đã ra đảo hướng dẫn khá nhiều người dân trong thôn về mô hình trồng rau trên cát, trồng rau trong nhà lồng bằng lưới, nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, hiệu quả cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề. “Các đoàn thể xã Ngũ Phụng đang vận động thành lập hội trồng rau, hội làm vườn vào cuối năm nay, để hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm trồng rau phát triển mạnh làng nghề truyền thống này”, ông Giang cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, sản lượng thủy sản nước lợ, mặn đạt 5.435,5 tấn các loại (tôm chân trắng, tôm sú, cua, cá…), tăng 33,7%; sản lượng nước ngọt 3.468,9 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm chân trắng tăng nhẹ, riêng tôm sú và cá nước lợ tăng cao. Tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; cá dìa, cá đối, cá kình trên 150.000 đồng/kg; cua có giá 150.000- 170.000 đồng/kg.

Những năm gần đây, cùng với quá trình mở rộng diện tích tăng mật độ nuôi tôm, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh trên tôm khó kiểm soát. Năm 2014, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) đối diện với tình trạng tôm bị bệnh gan tụy, tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Sông Hinh và UBND xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” vụ hè thu 2014. Tham gia hội thảo có 80 nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Tây, 15 nông dân tiêu biểu của xã Sơn Giang và 15 nông dân tiêu biểu của huyện Phú Hòa.

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…