Nguồn lợi thủy sản biển đang cạn kiệt

Theo đó, nguồn lợi thủy sản đang suy giảm cả về chất lượng và giá trị nguồn lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học cũng như sinh kế của người dân. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác quá mức cho phép nên số lượng thủy sản được cập nhật vào “Sách đỏ Việt Nam” ngày càng nhiều.
“Trước đây ngư dân chỉ cần khai thác ven bờ là có hải sản, nhưng bây giờ phải đi xa hơn mới có cá” - ông Phạm Trọng Yên, Giám đốc Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam nói.
Còn ông Nguyễn Văn Chiêm, chuyên gia của Tổng cục Thủy sản cho biết, không chỉ hải sản mà hiện nguồn thủy sản nước ngọt cũng đang trong tình trạng “báo động đỏ”, 12 đầm phá lớn của Việt Nam đều đang cạn kiệt thủy sản.
Trước thực trạng trên, cần thiết phải xây dựng một chương trình và quỹ bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trong khi đối với chương trình bảo vệ và phát triển rừng đang có nguồn quỹ đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng thì ngân sách cho bảo vệ và tái tạo thủy sản gần như không có.
Do đó, các chuyên gia về thủy sản đề nghị cần có nguồn hỗ trợ từ ngân sách khoảng 100 triệu USD (tương đương hơn 2.000 tỷ đồng) để xây dựng quỹ. Tuy nhiên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng mức đề nghị trên là quá lớn và không đúng với thực tế.
Có thể bạn quan tâm

Giá lên tới 500.000 đồng/kg nhưng rau hoa tuyết vẫn đắt hàng. Đây là một trong hàng trăm loại rau được trồng trong trang trại rau hữu cơ đạt chuẩn châu Âu

Mạnh dạn phá bỏ gần 2 ha nhãn lâu năm để chuyển đổi sang trồng chanh đào, sau 2 năm, anh Vũ Văn Thiết thu được lợi nhuận hơn 800 triệu đồng.

Tổ hợp tác nuôi gà đẻ theo quy trình sạch ở Long An sau khi trừ chi phí mỗi năm một hộ thu lợi nhuận trên nửa tỷ đồng.

Cách đây 20 năm khi thấy những cây chắn gió quanh bờ lô cà phê lên tốt, anh Nguyễn Ngọc Nghĩa đã tận dụng trồng xen hồ tiêu, mỗi năm cho thu thêm trên 1 tỷ đồng

Tận dụng địa hình đồi dốc phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của gà đồi, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội từng bước xây dựng chuỗi chăn nuôi gà đồi