Nguồn lợi thủy sản biển đang cạn kiệt

Theo đó, nguồn lợi thủy sản đang suy giảm cả về chất lượng và giá trị nguồn lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học cũng như sinh kế của người dân. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác quá mức cho phép nên số lượng thủy sản được cập nhật vào “Sách đỏ Việt Nam” ngày càng nhiều.
“Trước đây ngư dân chỉ cần khai thác ven bờ là có hải sản, nhưng bây giờ phải đi xa hơn mới có cá” - ông Phạm Trọng Yên, Giám đốc Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam nói.
Còn ông Nguyễn Văn Chiêm, chuyên gia của Tổng cục Thủy sản cho biết, không chỉ hải sản mà hiện nguồn thủy sản nước ngọt cũng đang trong tình trạng “báo động đỏ”, 12 đầm phá lớn của Việt Nam đều đang cạn kiệt thủy sản.
Trước thực trạng trên, cần thiết phải xây dựng một chương trình và quỹ bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trong khi đối với chương trình bảo vệ và phát triển rừng đang có nguồn quỹ đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng thì ngân sách cho bảo vệ và tái tạo thủy sản gần như không có.
Do đó, các chuyên gia về thủy sản đề nghị cần có nguồn hỗ trợ từ ngân sách khoảng 100 triệu USD (tương đương hơn 2.000 tỷ đồng) để xây dựng quỹ. Tuy nhiên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng mức đề nghị trên là quá lớn và không đúng với thực tế.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ, cuối tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt Đề án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ giai đoạn 2015-2020”.

Để phục vụ SX vụ đông 2015, Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp VN) giới thiệu đến bà con gói kỹ thuật SX ngô trên đất 2 lúa để đạt năng suất trên 6 tấn/ha.

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh miền Bắc về việc chỉ đạo thu hoạch lúa HT, bảo vệ lúa mùa; chỉ đạo quyết liệt SX vụ đông 2015.

Ưu điểm lớn nhất của công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây nho là tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu.

Qua kinh nghiệm nhiều năm, đa số nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng để bón cho khoai tây.