Nguồn lợi thủy sản biển đang cạn kiệt

Theo đó, nguồn lợi thủy sản đang suy giảm cả về chất lượng và giá trị nguồn lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học cũng như sinh kế của người dân. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác quá mức cho phép nên số lượng thủy sản được cập nhật vào “Sách đỏ Việt Nam” ngày càng nhiều.
“Trước đây ngư dân chỉ cần khai thác ven bờ là có hải sản, nhưng bây giờ phải đi xa hơn mới có cá” - ông Phạm Trọng Yên, Giám đốc Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam nói.
Còn ông Nguyễn Văn Chiêm, chuyên gia của Tổng cục Thủy sản cho biết, không chỉ hải sản mà hiện nguồn thủy sản nước ngọt cũng đang trong tình trạng “báo động đỏ”, 12 đầm phá lớn của Việt Nam đều đang cạn kiệt thủy sản.
Trước thực trạng trên, cần thiết phải xây dựng một chương trình và quỹ bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trong khi đối với chương trình bảo vệ và phát triển rừng đang có nguồn quỹ đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng thì ngân sách cho bảo vệ và tái tạo thủy sản gần như không có.
Do đó, các chuyên gia về thủy sản đề nghị cần có nguồn hỗ trợ từ ngân sách khoảng 100 triệu USD (tương đương hơn 2.000 tỷ đồng) để xây dựng quỹ. Tuy nhiên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng mức đề nghị trên là quá lớn và không đúng với thực tế.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang lan rộng. Ông Đinh Chí Tính – cán bộ khuyến nông xã Vị Bình cho biết: “Hiện toàn xã có 19 hộ nuôi ba ba, trong đó tập trung ở ấp 9a1 (12 hộ) và ấp 4.

Ông Kiều Văn Cang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Trong vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI) với diện tích 507 ha.

Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đặc biệt các tỉnh phía Nam, là giải pháp giúp loại trái cây nổi tiếng này có đầu ra ổn định lâu dài, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Chưa hết “bàng hoàng” vì Ethoxyquin (ETQ), doanh nghiệp XK tôm sang Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với quyết định kiểm 100% Oxytetracycline (OTC). XK tôm sang thị trường này chưa kịp phục hồi đã lại giảm mạnh.

Sáng ngày 16/6, tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Nghệ An đã tổ chức hội thảo “EMS – giải pháp phòng ngừa và kỹ thuật nuôi tôm mùa nóng”. Tham dự có trên 150 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tôm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.