Nguồn lợi thủy sản biển đang cạn kiệt

Theo đó, nguồn lợi thủy sản đang suy giảm cả về chất lượng và giá trị nguồn lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học cũng như sinh kế của người dân. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác quá mức cho phép nên số lượng thủy sản được cập nhật vào “Sách đỏ Việt Nam” ngày càng nhiều.
“Trước đây ngư dân chỉ cần khai thác ven bờ là có hải sản, nhưng bây giờ phải đi xa hơn mới có cá” - ông Phạm Trọng Yên, Giám đốc Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam nói.
Còn ông Nguyễn Văn Chiêm, chuyên gia của Tổng cục Thủy sản cho biết, không chỉ hải sản mà hiện nguồn thủy sản nước ngọt cũng đang trong tình trạng “báo động đỏ”, 12 đầm phá lớn của Việt Nam đều đang cạn kiệt thủy sản.
Trước thực trạng trên, cần thiết phải xây dựng một chương trình và quỹ bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trong khi đối với chương trình bảo vệ và phát triển rừng đang có nguồn quỹ đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng thì ngân sách cho bảo vệ và tái tạo thủy sản gần như không có.
Do đó, các chuyên gia về thủy sản đề nghị cần có nguồn hỗ trợ từ ngân sách khoảng 100 triệu USD (tương đương hơn 2.000 tỷ đồng) để xây dựng quỹ. Tuy nhiên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng mức đề nghị trên là quá lớn và không đúng với thực tế.
Có thể bạn quan tâm

Cỏ dại hại lúa là một trong những vấn đề lo âu trong SX lúa. Đây là đối tượng dịch hại quan trọng mà nông dân cần quan tâm ngay từ đầu vụ.

Xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) từ lâu là điểm trung chuyển ngô lớn nhất không chỉ của Sơn La mà cả vùng Tây Bắc.

Liên tục trong 4 vụ mùa trong 4 năm gần đây kể từ khi đưa ra SX thử, BT7 KBL đều duy trì ổn định tính kháng bệnh bạc lá...

Trên địa bàn xã Hưng Mỹ, Hưng Nguyên đã xuất hiện tình trạng lợn nhiễm bệnh tai xanh, chỉ sau vài ngày số lợn bị bệnh đã lên đến gần 200 con.

Nhờ sử dụng nguồn nước thải từ bể biogas tưới cho cây trồng, chi phí đầu vào giảm, giá sản phẩm tăng, nông dân huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh có vườn màu thu lãi cao.