Người Trung Quốc Lén Lút Thuê Đất Trồng Dưa Hấu

Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương gia người Trung Quốc đã lén lút về các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.
Đó là những gì diễn ra trong vòng từ tháng 3/2014 đến nay. Công an tỉnh Gia Lai đã vào cuộc, trục xuất các đối tượng trên ra khỏi địa bàn.
Từ đầu tháng 3/2014 đến nay, tại các huyện Ayun Pa, Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông và thị xã An Khê… (tỉnh Gia Lai), xuất hiện nhiều thương nhân Trung Quốc đến khảo sát, thuê đất với mục đích trồng dưa hấu không hạt. Tại đây, họ đã đặt cọc tiền thu mua dưa hấu qua các tiểu thương với giá cao gấp từ 2-3 lần so với giá dưa hấu trong nước, mục đích để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Các “hợp đồng” miệng giữa các thương nhân Trung Quốc với nông dân tỉnh Gia Lai thể hiện: Giống dưa hấu không hạt được đưa từ Trung Quốc sang, được giới thiệu với rất nhiều “ưu điểm nổi trội” như: Dưa không hạt, quả to, có hương vị rất ngọt…
Vì vậy, nông dân các địa phương trên cho thuê đất hoặc trồng dưa, khi bán sẽ được “hưởng lợi” với giá cao gấp hai đến ba lần giá dưa hấu truyền thống mà nông dân trồng trong nước từ trước đến nay. “Hấp dẫn” hơn nữa là trồng đến đâu, thương lái Trung Quốc sẽ thu mua sản phẩm đến đó.
Trước những hoạt động thương mại mang nhiều dấu hiệu không bình thường, mang tính phi pháp như trên, UBND tỉnh Gia Lai đã kịp thời phát hành văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở NN-PTNT cùng UBND các huyện, thị xã, yêu cầu các địa phương cần tỉnh táo, nêu cao tinh thần cảnh giác, định hướng cho nông dân đề phòng những rủi ro dễ xảy ra.
Văn bản nêu rõ: “Việc thương lái Trung Quốc thuê đất và trồng dưa hấu với giá cao dẫn đến tình trạng người dân cho thuê đất, hoặc chuyển đổi các cây trồng khác để mở rộng diện tích trồng dưa, tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng dẫn đến khủng hoảng thừa. Và, không ngoại trừ làm sản phẩm ứ đọng, rớt giá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân”.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã chỉ đạo các ban, ngành nhanh chóng vào cuộc làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động xung quanh việc thuê đất trồng dưa hấu nêu trên. Đồng thời, yêu cầu chính quyền sở tại thắt chặt thị trường, kiểm tra các điểm tập kết thu mua nhằm xử lí việc trao đổi nông sản trái pháp luật.
Trước đó, tại tỉnh Gia Lai, đã từng xuất hiện thương lái Trung Quốc đi cùng phiên dịch, thông qua tiểu thương ở địa phương thu mua gốc và rễ tiêu. Sau khi báo chí kịp thời thông tin, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Công an tỉnh cùng các ban, ngành tiến hành tiêu hủy gần 300kg gốc, rễ tiêu khi đang trên đường giao bán cho người Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị trong y học, góp phần lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Nuôi hàu đang là mô hình có nhiều triển vọng cho nông dân vùng ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi.

Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú (An Giang) vừa trình diễn thành công mô hình trồng nấm hồng chi. Qua đợt trồng nấm đầu tiên cho thấy, hiệu quả kinh tế khá cao nên đã tạo nhiều niềm tin cho người dân trồng nấm tại địa phương.

Hơn tuần nay, một số loại trái cây được bán trên thị trường Phú Yên với mức giá khá cao. Đây là lần tăng giá đầu tiên kể từ sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 của mặt hàng này.

Cuối năm 2012, HTX Vân Nam (Quang Bình - Hà Giang) triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng chuối tây bằng phương pháp cấy mô thâm canh trên đất dốc tại huyện Quang Bình”. Mô hình được thực hiện với mục tiêu chung đó là góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tạo sản phẩm hàng hóa; giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và nâng cao thu nhập...

Ngày 01/4, tại UBND xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện và các đoàn thể tổ chức míttinh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhân Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (01/4). Sau buổi míttinh, các cán bộ ngành Nông nghiệp, lãnh đạo huyện và lực lượng đoàn viên thanh niên đã đến xã An Thạnh Nam thả 3 triệu con tôm sú giống xuống sông Hậu.