Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trung Quốc Lén Lút Thuê Đất Trồng Dưa Hấu

Người Trung Quốc Lén Lút Thuê Đất Trồng Dưa Hấu
Ngày đăng: 11/06/2014

Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương gia người Trung Quốc đã lén lút về các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.

Đó là những gì diễn ra trong vòng từ tháng 3/2014 đến nay. Công an tỉnh Gia Lai đã vào cuộc, trục xuất các đối tượng trên ra khỏi địa bàn.

Từ đầu tháng 3/2014 đến nay, tại các huyện Ayun Pa, Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông và thị xã An Khê… (tỉnh Gia Lai), xuất hiện nhiều thương nhân Trung Quốc đến khảo sát, thuê đất với mục đích trồng dưa hấu không hạt. Tại đây, họ đã đặt cọc tiền thu mua dưa hấu qua các tiểu thương với giá cao gấp từ 2-3 lần so với giá dưa hấu trong nước, mục đích để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các “hợp đồng” miệng giữa các thương nhân Trung Quốc với nông dân tỉnh Gia Lai thể hiện: Giống dưa hấu không hạt được đưa từ Trung Quốc sang, được giới thiệu với rất nhiều “ưu điểm nổi trội” như: Dưa không hạt, quả to, có hương vị rất ngọt…

Vì vậy, nông dân các địa phương trên cho thuê đất hoặc trồng dưa, khi bán sẽ được “hưởng lợi” với giá cao gấp hai đến ba lần giá dưa hấu truyền thống mà nông dân trồng trong nước từ trước đến nay. “Hấp dẫn” hơn nữa là trồng đến đâu, thương lái Trung Quốc sẽ thu mua sản phẩm đến đó.

Trước những hoạt động thương mại mang nhiều dấu hiệu không bình thường, mang tính phi pháp như trên, UBND tỉnh Gia Lai đã kịp thời phát hành văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở NN-PTNT cùng UBND các huyện, thị xã, yêu cầu các địa phương cần tỉnh táo, nêu cao tinh thần cảnh giác, định hướng cho nông dân đề phòng những rủi ro dễ xảy ra.

Văn bản nêu rõ: “Việc thương lái Trung Quốc thuê đất và trồng dưa hấu với giá cao dẫn đến tình trạng người dân cho thuê đất, hoặc chuyển đổi các cây trồng khác để mở rộng diện tích trồng dưa, tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng dẫn đến khủng hoảng thừa. Và, không ngoại trừ làm sản phẩm ứ đọng, rớt giá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân”.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã chỉ đạo các ban, ngành nhanh chóng vào cuộc làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động xung quanh việc thuê đất trồng dưa hấu nêu trên. Đồng thời, yêu cầu chính quyền sở tại thắt chặt thị trường, kiểm tra các điểm tập kết thu mua nhằm xử lí việc trao đổi nông sản trái pháp luật.

Trước đó, tại tỉnh Gia Lai, đã từng xuất hiện thương lái Trung Quốc đi cùng phiên dịch, thông qua tiểu thương ở địa phương thu mua gốc và rễ tiêu. Sau khi báo chí kịp thời thông tin, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Công an tỉnh cùng các ban, ngành tiến hành tiêu hủy gần 300kg gốc, rễ tiêu khi đang trên đường giao bán cho người Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Thành công nhờ liên kết trong sản xuất Thành công nhờ liên kết trong sản xuất

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

14/09/2015
Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015
Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

14/09/2015