Người Trồng Tự Đánh Mất Thương Hiệu

Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.
Với năng suất bình quân 1 ha cho 12 tấn quả tươi, năm nay cà phê Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có thể xem là được mùa. Tuy nhiên giá mỗi kg đến thời điểm này mới chỉ đạt 4.200 đồng/kg quả tươi, trong khi tiền công thu hoạch là 1.500 đồng.
Thực tế này khiến người trồng buộc phải thu hoạch thiếu chọn lọc nên tỷ lệ quả non và tươi vượt quá tiêu chuẩn, gây khó khăn cho các nhà máy chế biến, tác động không nhỏ đến thương hiệu cà phê xuất khẩu. Đầu vào của nguyên liệu không đạt chuẩn quy định ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của việc chế biến cũng như giá trị xuất khẩu cà phê nhân ra nước ngoài.
Với sản lượng trên 40.000 tấn cà phê Arabica mỗi năm, có thể nói Khe Sanh là một trong những vùng nguyên liệu cà phê trọng điểm của khu vực miền Trung. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là năm nay cà phê được mùa nhưng lại tiếp tục mất giá. Nếu như trước đây, 1kg bán được giá trên 6.000 đồng thì đến thời điểm này chỉ 4.000 đồng, trong khi đó tiền công thu hoạch đã gần 2.000 đồng. Người trồng cà phê xem như bị lỗ và hệ lụy lớn nhất là tạo cho người dân không có ý thức khi thu hoạch, nhiều nơi xảy ra tình trạng hái quả xanh, ngâm nước, trộn tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Hiện nay huyện Hướng Hóa đang xúc tiến xây dựng thương hiệu cho cà phê Khe Sanh, thế nhưng nếu không tăng cường công tác quản lý việc thu mua và chế biến, cũng như các doanh nghiệp không kiên quyết thu mua với tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên thì rõ ràng cả người trồng và doanh nghiệp đang tự đánh mất thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 14-6, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững vùng cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Ngoài các đại biểu là lãnh đạo tỉnh, ban ngành, hội thảo còn thu hút hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành đến dự.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu 2013. Do lượng lúa nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều lò sấy lúa.

Năng động và nhạy bén, bước đầu họ đã thu được những thành công trên con đường làm giàu chính đáng. Thành công của họ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn mở ra các hướng làm ăn, tạo việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn Kiên Giang.

Chỉ với diện tích 1 sào mặt nước, anh Lê Thanh Tịnh ở thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh đã đầu tư sản xuất mang lại thu nhập trên 230 triệu đồng/vụ. Cách làm của anh mới, dễ áp dụng và gần gũi với bà con ngư dân, đó là nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất.