Người Trồng Tự Đánh Mất Thương Hiệu

Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.
Với năng suất bình quân 1 ha cho 12 tấn quả tươi, năm nay cà phê Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có thể xem là được mùa. Tuy nhiên giá mỗi kg đến thời điểm này mới chỉ đạt 4.200 đồng/kg quả tươi, trong khi tiền công thu hoạch là 1.500 đồng.
Thực tế này khiến người trồng buộc phải thu hoạch thiếu chọn lọc nên tỷ lệ quả non và tươi vượt quá tiêu chuẩn, gây khó khăn cho các nhà máy chế biến, tác động không nhỏ đến thương hiệu cà phê xuất khẩu. Đầu vào của nguyên liệu không đạt chuẩn quy định ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của việc chế biến cũng như giá trị xuất khẩu cà phê nhân ra nước ngoài.
Với sản lượng trên 40.000 tấn cà phê Arabica mỗi năm, có thể nói Khe Sanh là một trong những vùng nguyên liệu cà phê trọng điểm của khu vực miền Trung. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là năm nay cà phê được mùa nhưng lại tiếp tục mất giá. Nếu như trước đây, 1kg bán được giá trên 6.000 đồng thì đến thời điểm này chỉ 4.000 đồng, trong khi đó tiền công thu hoạch đã gần 2.000 đồng. Người trồng cà phê xem như bị lỗ và hệ lụy lớn nhất là tạo cho người dân không có ý thức khi thu hoạch, nhiều nơi xảy ra tình trạng hái quả xanh, ngâm nước, trộn tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Hiện nay huyện Hướng Hóa đang xúc tiến xây dựng thương hiệu cho cà phê Khe Sanh, thế nhưng nếu không tăng cường công tác quản lý việc thu mua và chế biến, cũng như các doanh nghiệp không kiên quyết thu mua với tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên thì rõ ràng cả người trồng và doanh nghiệp đang tự đánh mất thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang lấy ý kiến cho dự thảo Đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực ĐBSCL. ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), về những nội dung của đề án.

Ủy ban EU đã xác định các vấn đề trong ngắn hạn như thiếu hệ thống chế tài để ngăn chặn, giải quyết, kiểm soát, theo dõi và thực hiện giám sát hoạt động khai thác trên vùng biển PNG.

Do lệnh cấm NK từ Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Na Uy và Úc, cá tuyết và cá tuyết chấm đen Nga đang tiêu thụ ở thị trường trong nước có giá cao.

XK tôm hùm của Mỹ sang Trung Quốc tăng đã hạn chế sụt giảm XK sang các nước châu Á. Tầng lớp trung lưu đang phát triển tiếp tục là một động lực cho nhu cầu thủy sản toàn cầu.

Các nhà chế biến Trung Quốc dự đoán nhu cầu cá rô phi tăng trong 3 tháng cuối năm 2014, khi các nhà NK Mỹ phải cần dữ trữ thủy sản trước Tết Nguyên Đán. Điều này cũng được nông dân và nhà đóng gói mong đợi.