Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng

Ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) trong vườn trà của mình.
Trong đó, ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội là một trong số ít hộ còn giữ được vườn trà cổ thụ khoảng 80 tuổi với diện tích lớn.
Theo lời ông Pháp, vườn trà của ông được trồng từ thời cha mình.
Ngày ấy, vườn trước, vườn sau của ngôi nhà ông đang sinh sống hiện nay đều trồng trà và thu nhập chính của gia đình ông khi ấy là nhờ vào thu hoạch trà.
Thế rồi sau đó, trà các nơi đổ về với giá rất rẻ khiến trà Phú Hội cũng giảm giá theo.
Không sống được với nghề trồng trà, nhiều hộ trong xã đã chặt gần hết vườn trà để chuyển sang trồng cây khác cho thu nhập cao hơn.
Riêng ông Pháp vẫn cố gắng giữ lại vườn trà.
Dù vườn trà không còn được nguyên vẹn như xưa, nhưng ông vẫn là người còn giữ lại vườn trà lâu năm với diện tích lớn nhất ở Phú Hội.
Trải qua nhiều thăng trầm, cây trà Phú Hội được người tiêu dùng quay lại chọn lựa và coi như đây là một loại đặc sản quý, sẵn sàng chi ra hàng trăm ngàn đồng để mua 1 kg trà khô Phú Hội để thưởng thức.
Ông Pháp hay nói: “Cây trà gắn với tôi cả đời như chính họ Trà tôi mang”.
Ông Pháp chia sẻ: “Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, trà khô Phú Hội trở thành đặc sản được nhiều người dân trong vùng và TP.
Hồ Chí Minh đặt mua với giá hàng trăm ngàn đồng/kg.
Vào dịp tết, nhu cầu nhiều nguồn hàng ít nên giá có khi tăng gấp đôi cũng không có hàng để bán”.
Hiện nay, vườn trà của ông Pháp còn là điểm đến cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh khi du lịch tại huyện Nhơn Trạch.
Có thể bạn quan tâm

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.

Năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội xây dựng được 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 6.971ha, tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ Xuân 2.980ha, vụ Mùa 3.987ha tại 11 huyện ngoại thành. Năng suất các giống lúa chất lượng cao năm nay bình quân đạt 5,2 - 5,4 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 37.000 tấn. Giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 406,64 tỷ đồng và cho hiệu quả kinh tế đạt 224,46 tỷ đồng.