Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng

Ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) trong vườn trà của mình.
Trong đó, ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội là một trong số ít hộ còn giữ được vườn trà cổ thụ khoảng 80 tuổi với diện tích lớn.
Theo lời ông Pháp, vườn trà của ông được trồng từ thời cha mình.
Ngày ấy, vườn trước, vườn sau của ngôi nhà ông đang sinh sống hiện nay đều trồng trà và thu nhập chính của gia đình ông khi ấy là nhờ vào thu hoạch trà.
Thế rồi sau đó, trà các nơi đổ về với giá rất rẻ khiến trà Phú Hội cũng giảm giá theo.
Không sống được với nghề trồng trà, nhiều hộ trong xã đã chặt gần hết vườn trà để chuyển sang trồng cây khác cho thu nhập cao hơn.
Riêng ông Pháp vẫn cố gắng giữ lại vườn trà.
Dù vườn trà không còn được nguyên vẹn như xưa, nhưng ông vẫn là người còn giữ lại vườn trà lâu năm với diện tích lớn nhất ở Phú Hội.
Trải qua nhiều thăng trầm, cây trà Phú Hội được người tiêu dùng quay lại chọn lựa và coi như đây là một loại đặc sản quý, sẵn sàng chi ra hàng trăm ngàn đồng để mua 1 kg trà khô Phú Hội để thưởng thức.
Ông Pháp hay nói: “Cây trà gắn với tôi cả đời như chính họ Trà tôi mang”.
Ông Pháp chia sẻ: “Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, trà khô Phú Hội trở thành đặc sản được nhiều người dân trong vùng và TP.
Hồ Chí Minh đặt mua với giá hàng trăm ngàn đồng/kg.
Vào dịp tết, nhu cầu nhiều nguồn hàng ít nên giá có khi tăng gấp đôi cũng không có hàng để bán”.
Hiện nay, vườn trà của ông Pháp còn là điểm đến cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh khi du lịch tại huyện Nhơn Trạch.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay, nông dân ở các huyện Lộc Bình, Chi Lăng (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch ớt với niềm vui được mùa, được giá. Giá ớt tươi được các thương lái thu mua tại ruộng từ 18.000 - 20.000 đ/kg, cao hơn 3.000 - 5.000 đ/kg so với năm ngoái.

Những ngày này xuống Châu Thành - Long An và Chợ Gạo - Tiền Giang, thủ phủ trồng thanh long ở ĐBSCL đều gặp các chủ vườn với nét mặt rầu rĩ, hoang mang vì một loại nấm bệnh lạ tấn công mà mức độ được ví không khác gì nấm Corynespora gây ra bệnh vàng rụng lá trên cây cao su từng bùng phát ở Đông Nam bộ vào năm 2011.

Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm.

Với mục tiêu năng suất, sản lượng trong sản xuất lúa mùa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, huyện Mường Ảng tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng phương án sản xuất, chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, vật tư phân bón và kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích người dân tích cực sản xuất vụ mùa…

Vừa qua, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông Na Hang, UBND xã Năng Khả tổ chức triển khai thực hiện dự án chăn nuôi trâu sinh sản cho 10 hộ gia đình trên địa bàn xã Năng Khả, với tổng số vốn đầu tư gần 400 triệu đồng.