Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người trồng sầu riêng đón niềm vui kép

Người trồng sầu riêng đón niềm vui kép
Ngày đăng: 21/07/2015

Xã Hà Lâm được mệnh danh là “thủ phủ” sầu riêng của huyện Đạ Huoai. Hiện nay, Hà Lâm có tới gần 600ha sầu riêng; trong đó, có gần 450ha đang bước vào thời kỳ thu hoạch đại trà. Người dân nơi đây cho biết, đây được xem là vụ sầu riêng đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay sẽ đạt trung bình từ 11 - 12 tấn/ha. Thậm chí, nhiều vườn sầu riêng ghép còn đạt tới năng suất từ 20 - 22 tấn/ha.

Ông Trần Văn Lĩnh (ở thôn 2, xã Hà Lâm) phấn khởi: “Hơn 15 năm gắn bó với cây sầu riêng, nhưng tôi chưa thấy năm nào sầu riêng lại trúng mùa như năm nay. Hiện, gia đình tôi có hơn 2ha sầu riêng ghép đang cho thu hoạch năm thứ 4. Chưa thu hoạch hết, nhưng vườn sầu riêng của gia đình tôi ước đạt năng suất hơn 20 tấn/ha. Với giá bán như hiện tại, ước tính vườn sầu riêng này sẽ mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận từ 700 - 800 triệu đồng. Năm nay, không chỉ riêng nhà tôi mà hầu hết sầu riêng của người dân trong xã đều đạt năng suất cao, nên bà con ai cũng vui mừng”.

Cùng với niềm vui được mùa, người dân Lâm Đồng nói chung và tại huyện Đạ Huoai nói riêng đang rất phấn khởi nhờ giá sầu riêng năm nay đang ở mức cao. Tại thời điểm này, giá các loại sầu riêng ghép như Đô na, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn từ 24.000 - 28.000 đồng/kg (tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với năm 2014). Còn sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000 - 13.000 đồng/kg (tăng 4.000 - 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).

Ông Đinh Công Lý - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Hiện Lâm Đồng có khoảng gần 10.000ha sầu riêng, được trồng chủ yếu ở các huyện phía nam như Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc. Cây sầu riêng giữ vị trí quan trọng thứ 4 về giá trị kinh tế (sau cây cà phê, chè, dâu tằm) trong ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều mô hình giúp nông dân xóa nghèo Nhiều mô hình giúp nông dân xóa nghèo

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

19/04/2016
Mô hình nuôi rắn hổ trâu đầu tiên ở Nghệ An Mô hình nuôi rắn hổ trâu đầu tiên ở Nghệ An

Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

24/05/2016
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi khép kín Làm giàu từ mô hình chăn nuôi khép kín

Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, phát triển kinh tế gia đình, các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An áp dụng.

24/05/2016
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi ngọc trai nước ngọt Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi ngọc trai nước ngọt

Ngọc nuôi cấy từ trai nước ngọt ở Ninh Bình có độ dày, rất tròn, kích cỡ to, màu sắc bóng đẹp cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1 ha nuôi trai lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.

09/09/2016
Nhiều nhà có xe hơi, biệt thự từ nghề nuôi ngựa bạch Nhiều nhà có xe hơi, biệt thự từ nghề nuôi ngựa bạch

Gần 20 năm qua, ngựa bạch trở thành con vật mũi nhọn trong chăn nuôi, mang lại đời sống giàu sang cho nhiều hộ dân xóm Phẩm. Đường làng Phẩm được bê tông hóa sạch đẹp. Cổng làng Phẩm được xây hoành tráng với tên làng ghi rõ: Làng nghề chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm...

10/09/2016