Người trồng sầu riêng đón niềm vui kép

Xã Hà Lâm được mệnh danh là “thủ phủ” sầu riêng của huyện Đạ Huoai. Hiện nay, Hà Lâm có tới gần 600ha sầu riêng; trong đó, có gần 450ha đang bước vào thời kỳ thu hoạch đại trà. Người dân nơi đây cho biết, đây được xem là vụ sầu riêng đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay sẽ đạt trung bình từ 11 - 12 tấn/ha. Thậm chí, nhiều vườn sầu riêng ghép còn đạt tới năng suất từ 20 - 22 tấn/ha.
Ông Trần Văn Lĩnh (ở thôn 2, xã Hà Lâm) phấn khởi: “Hơn 15 năm gắn bó với cây sầu riêng, nhưng tôi chưa thấy năm nào sầu riêng lại trúng mùa như năm nay. Hiện, gia đình tôi có hơn 2ha sầu riêng ghép đang cho thu hoạch năm thứ 4. Chưa thu hoạch hết, nhưng vườn sầu riêng của gia đình tôi ước đạt năng suất hơn 20 tấn/ha. Với giá bán như hiện tại, ước tính vườn sầu riêng này sẽ mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận từ 700 - 800 triệu đồng. Năm nay, không chỉ riêng nhà tôi mà hầu hết sầu riêng của người dân trong xã đều đạt năng suất cao, nên bà con ai cũng vui mừng”.
Cùng với niềm vui được mùa, người dân Lâm Đồng nói chung và tại huyện Đạ Huoai nói riêng đang rất phấn khởi nhờ giá sầu riêng năm nay đang ở mức cao. Tại thời điểm này, giá các loại sầu riêng ghép như Đô na, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn từ 24.000 - 28.000 đồng/kg (tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với năm 2014). Còn sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000 - 13.000 đồng/kg (tăng 4.000 - 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Ông Đinh Công Lý - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Hiện Lâm Đồng có khoảng gần 10.000ha sầu riêng, được trồng chủ yếu ở các huyện phía nam như Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc. Cây sầu riêng giữ vị trí quan trọng thứ 4 về giá trị kinh tế (sau cây cà phê, chè, dâu tằm) trong ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình do nhóm kỹ sư Trường ĐH Nha Trang khởi xướng trước thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan hiện nay.Nhóm đã thành lập Cty TNHH Sala Việt Nam để điều hành

Nghề chăn nuôi thú rừng ở xã Tam Lãnh (Phú Ninh) đến nay đã phát triển khá mạnh, quy mô về con giống. Mô hình nuôi kết hợp giữa chồn hương và chim công hiệu quả

Sau nhiều lần thất bại tưởng không thể vực dậy, sau 9 năm, anh Hoàng Quang Đông (Hưng Yên) kiếm được 3 tỷ mỗi năm nhờ nông sản quê hương.

Chỉ với sự tự học, không có bất kỳ trợ giúp chuyên môn nào nhưng ông Nguyễn Văn Thuần đã nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều giống thủy sản quý.

Mô hình trồng nhãn Idor của ông Nguyễn Văn Phúc (SN 1957) ở ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.