Người trồng sầu riêng đón niềm vui kép

Xã Hà Lâm được mệnh danh là “thủ phủ” sầu riêng của huyện Đạ Huoai. Hiện nay, Hà Lâm có tới gần 600ha sầu riêng; trong đó, có gần 450ha đang bước vào thời kỳ thu hoạch đại trà. Người dân nơi đây cho biết, đây được xem là vụ sầu riêng đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay sẽ đạt trung bình từ 11 - 12 tấn/ha. Thậm chí, nhiều vườn sầu riêng ghép còn đạt tới năng suất từ 20 - 22 tấn/ha.
Ông Trần Văn Lĩnh (ở thôn 2, xã Hà Lâm) phấn khởi: “Hơn 15 năm gắn bó với cây sầu riêng, nhưng tôi chưa thấy năm nào sầu riêng lại trúng mùa như năm nay. Hiện, gia đình tôi có hơn 2ha sầu riêng ghép đang cho thu hoạch năm thứ 4. Chưa thu hoạch hết, nhưng vườn sầu riêng của gia đình tôi ước đạt năng suất hơn 20 tấn/ha. Với giá bán như hiện tại, ước tính vườn sầu riêng này sẽ mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận từ 700 - 800 triệu đồng. Năm nay, không chỉ riêng nhà tôi mà hầu hết sầu riêng của người dân trong xã đều đạt năng suất cao, nên bà con ai cũng vui mừng”.
Cùng với niềm vui được mùa, người dân Lâm Đồng nói chung và tại huyện Đạ Huoai nói riêng đang rất phấn khởi nhờ giá sầu riêng năm nay đang ở mức cao. Tại thời điểm này, giá các loại sầu riêng ghép như Đô na, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn từ 24.000 - 28.000 đồng/kg (tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với năm 2014). Còn sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000 - 13.000 đồng/kg (tăng 4.000 - 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Ông Đinh Công Lý - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Hiện Lâm Đồng có khoảng gần 10.000ha sầu riêng, được trồng chủ yếu ở các huyện phía nam như Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc. Cây sầu riêng giữ vị trí quan trọng thứ 4 về giá trị kinh tế (sau cây cà phê, chè, dâu tằm) trong ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Nam, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành - một trong những nơi được xem là "phát tích" của cây vú sữa Lò Rèn - thương hiệu cây ăn quả độc đáo của Tiền Giang đang được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài”. Tham gia hội thảo có đại diện các doanh nghiệp thu mua và chế biến xoài từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh cùng với nông dân sản xuất và chủ vựa xoài trong tỉnh Đồng Tháp.

Các nhà vườn ở ĐBSCL đang lao đao khi bước vào thu hoạch rộ trái cây đặc sản trong cảnh “được mùa mất giá”, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu

Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…