Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Sắn Thiệt Hại Nặng Vì Rệp Sáp Bột Hồng

Người Trồng Sắn Thiệt Hại Nặng Vì Rệp Sáp Bột Hồng
Ngày đăng: 06/10/2014

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với huyện Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại, người trồng sắn thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Xin ở xã An Hải (huyện Tuy An) trồng 4 sào sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại, cho hay: “Năm ngoái, đến mùa thu hoạch sắn tôi thu được 12 triệu đồng. Năm nay sắn bị nhổ, đốt và tiêu hủy toàn bộ nên tôi phủi tay về không, chưa kể tiền thuê công làm cỏ, phân thuốc tốn cả triệu”.

Ruộng sắn của bà Xin trồng 6 tháng tuổi nhưng cao không quá 2 gang tay người lớn. Ban đầu thấy lá sắn bị vàng bà Xin tưởng là do nắng hạn thiếu nước. Khi trời mưa xuống, đất ướt bà bón phân mà lá vẫn không xanh. Cứ nghĩ bị rầy nên gia đình phun thuốc nhiều lần mà sắn vẫn bị xoăn đọt.

Dọc theo tuyến đường ven biển đoạn qua xã An Hải, nhiều diện tích sắn cũng đã được tiêu hủy do bị rệp sáp bột hồng gây hại. Ông Biện Văn Xuân trồng 8 sào sắn đều bị rệp sáp bột hồng gây hại làm cho còi cọc, kém phát triển nên phải tiêu hủy hết số diện tích.

“Sắn tôi trồng vùng gò đồi gần nhà, thường mấy năm trước thu hoạch trước tết bán kiếm tiền sắm sửa, chi tiêu trong gia đình. Không ngờ năm nay bị rệp sáp bột hồng đu bám làm cho sắn quắn đọt, đến thời điểm này cây sắn trồng đã hơn nửa năm nhưng chỉ cao trên đầu gối” - ông Xuân nói.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An, niên vụ sắn 2014 - 2015, toàn huyện trồng 550 ha sắn, trong đó xã An Hải 40 ha, hiện bị rệp sáp bột hồng gây hại phải tiêu hủy 15 ha. Theo tính toán của nhiều người trồng sắn, đến vụ thu hoạch, sau khi trừ chi phí lãi 20 đến 25 triệu đồng/ha (tùy theo trồng ở vùng đất gò đồi hay triền soi). Như vậy với số diện tích sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại đã tiêu hủy, người trồng sắn bị thiệt hại trên 300 triệu đồng.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, cho biết, khi sắn bị rệp sáp bột hồng thì cây còi cọc chậm phát triển, không ra củ hoặc củ rất nhỏ nên không cho năng suất.

Sở NN-PTNT vừa có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan phối hợp với trạm bảo vệ thực vật và trạm khuyến nông tiến hành tổng điều tra rệp sáp bột hồng trong toàn địa phương nhằm xác định, đánh giá vùng gây hại của rệp sáp bột hồng để có biện pháp quản lý kịp thời.

“Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên triển khai tập huấn cho nông dân các vùng trồng sắn về tác hại và biện pháp quản lý dịch rệp sáp bột hồng. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để kiểm tra và phát hiện rệp sáp bột hồng ở các địa phương nhằm phòng ngừa sự lây lan gây thiệt hại kinh tế người trồng sắn” - ông Mạnh nói.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa)

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

27/01/2015
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Với Tôm Thẻ Chân Trắng Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Với Tôm Thẻ Chân Trắng

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.

27/01/2015
Ngành Chăn Nuôi Ở Tư Nghĩa Hướng Đến Mục Tiêu Hiện Đại, Chất Lượng Ngành Chăn Nuôi Ở Tư Nghĩa Hướng Đến Mục Tiêu Hiện Đại, Chất Lượng

Theo ông Thanh, hiện nay bò là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá cả tương đối ổn định nên ít gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi. Các giống bò được nuôi phổ biến ở Tư Nghĩa trong những năm qua chủ yếu là bò vàng địa phương, bò lai sind và bò lai Zêbu. Trong đó, giống bò lai sind đã được người dân lựa chọn nuôi ngày một nhiều với quy mô hộ gia đình, trang trại, chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp.

27/01/2015
Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Giảm Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Giảm

Tuy nhiên, do mức giảm còn khiêm tốn nên nhìn chung giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn còn ở mức cao. Tại TP Cần Thơ, hiện giá nhiều loại thức ăn gia súc, gia cầm (loại hỗn hợp dạng viên) của nhiều hãng như: Con cò, Hi-Gro, Cargill... từ 260.000 - 290.000 đồng/bao 25kg; thức ăn đậm đặc dạng cám (loại 35 - 46% đạm) ở mức 450.000 - 500.000 đồng/bao 25kg.

27/01/2015
Xanh Um Những Vườn Tiêu Hội Phú (Bình Định) Xanh Um Những Vườn Tiêu Hội Phú (Bình Định)

Ðến đất Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bây giờ, tôi dễ dàng cảm nhận ngay màu xanh mướt của những vườn tiêu. Màu xanh của những vườn tiêu ở đây thật dễ chịu. Có ấn tượng này là bởi ngày xưa, có nhà báo đàn anh, nhiều lần than thở chuyện “mặn ngọt vùng đất chua” khi nhắc về Hoài Hảo.

27/01/2015