Người Trồng Ớt Ngậm Cay Nuốt Đắng

"Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi...".
Vụ ớt năm nay tại huyện Phù Mỹ (Bình Định), có thời điểm giá ớt tươi đạt đỉnh 50.000 đồng/kg, người trồng ớt mát dạ thu lãi. Thế nhưng bước sang tháng 4.2014, giá ớt rớt xuống 2.000 - 2.500 đồng/kg, giảm đến 20 lần. Nhiều ruộng ớt chín đỏ rực mà nông dân cứ thế… nhìn.
“Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi. Họ nói thị trường ở bển không chuộng nữa; giờ mà tui thu hoạch mấy sào ớt thì lại tốn tiền công, rồi bỏ khô” - bà Trần Thị Tiến (ở xã Mỹ Quang, Phù Mỹ) than thở.
Không khí ảm đạm đang bao trùm các vùng chuyên canh ớt ở Phù Mỹ, từ khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua ớt. Ông Nguyễn Văn Tân (ở Mỹ Quang) nói: “Nhà trồng 4 sào ớt sừng, lứa đầu thì bán 32.000 đồng/kg, có ăn. Giờ mỗi ký chỉ còn 1.000- 2.000 đồng, mà thương lái chẳng thèm ngó ngàng. Ức quá, mà chẳng biết làm cách nào để lấy lại vốn đầu tư...”.
Theo Phòng NNPTNT Phù Mỹ, vụ đông xuân 2013 – 2014, toàn huyện xuống giống trên 1.000ha ớt xuất khẩu. Trong đó, nông dân chủ yếu trồng ớt sừng (trái to) và số ít trồng ớt sim. Bà con chưa kịp mừng vì đầu vụ ớt có giá, thì bị “giội nước lạnh” rớt giá, ế ẩm. Cơ quan chức năng thì vẫn chỉ biết… tiếp tục theo dõi.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ tham gia đánh giá, mô hình giải quyết được việc ô nhiễm môi trường và mùi hôi thối do chất thải trong chăn nuôi gây ra, giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, giảm đáng kể số lượng điều trị thuốc thú y, hạn chế được rủi ro do dịch bệnh lây lan, tạo ra sản phẩm an toàn, tăng lợi nhuận cho người nuôi khoảng 20% so với cách nuôi truyền thống.

Qua khảo sát, đoàn đánh giá cao chất lượng trái nhãn cũng như điều kiện canh tác của các vườn nhãn Idor thuộc HTX nhãn Châu Thành, sẽ quay lại tìm hiểu và làm việc cụ thể với HTX vào đầu năm 2015. Đoàn khảo sát cho biết, để nhập khẩu được vào thị trường Anh Quốc thì đòi hỏi tất cả sản phẩm trái cây đều phải có chứng nhận GLOBALGAP.

Hiện xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) còn 53 hộ nghèo (chiếm 17,3%). Theo các cán bộ xã, nguyên nhân là do giao thông đi lại khó khăn; nhiều hộ chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo; sản xuất còn lạc hậu, nhỏ, lẻ, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên; áp dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế…

Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.

Theo phản ánh của người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, những ngày gần đây, thương lái mua mía cho rằng các nhà máy đường sẽ tiếp tục giảm giá thu mua mía thêm 30 đồng/kg và áp dụng trong vài ngày tới. Thông tin này làm cho nhiều nông dân chưa bán mía vô cùng lo lắng, bởi giá mía hiện nay đã thấp (dao động từ 680-720 đồng/kg), nếu nhà máy đường tiếp tục hạ giá thì nông dân càng lỗ nặng hơn.