Người Trồng Ớt Ngậm Cay Nuốt Đắng

"Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi...".
Vụ ớt năm nay tại huyện Phù Mỹ (Bình Định), có thời điểm giá ớt tươi đạt đỉnh 50.000 đồng/kg, người trồng ớt mát dạ thu lãi. Thế nhưng bước sang tháng 4.2014, giá ớt rớt xuống 2.000 - 2.500 đồng/kg, giảm đến 20 lần. Nhiều ruộng ớt chín đỏ rực mà nông dân cứ thế… nhìn.
“Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi. Họ nói thị trường ở bển không chuộng nữa; giờ mà tui thu hoạch mấy sào ớt thì lại tốn tiền công, rồi bỏ khô” - bà Trần Thị Tiến (ở xã Mỹ Quang, Phù Mỹ) than thở.
Không khí ảm đạm đang bao trùm các vùng chuyên canh ớt ở Phù Mỹ, từ khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua ớt. Ông Nguyễn Văn Tân (ở Mỹ Quang) nói: “Nhà trồng 4 sào ớt sừng, lứa đầu thì bán 32.000 đồng/kg, có ăn. Giờ mỗi ký chỉ còn 1.000- 2.000 đồng, mà thương lái chẳng thèm ngó ngàng. Ức quá, mà chẳng biết làm cách nào để lấy lại vốn đầu tư...”.
Theo Phòng NNPTNT Phù Mỹ, vụ đông xuân 2013 – 2014, toàn huyện xuống giống trên 1.000ha ớt xuất khẩu. Trong đó, nông dân chủ yếu trồng ớt sừng (trái to) và số ít trồng ớt sim. Bà con chưa kịp mừng vì đầu vụ ớt có giá, thì bị “giội nước lạnh” rớt giá, ế ẩm. Cơ quan chức năng thì vẫn chỉ biết… tiếp tục theo dõi.
Có thể bạn quan tâm

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.

Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.

Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành, người nuôi cá ở ĐBSCL kéo dài lo lắng vì tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nên, việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu đã “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL, đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.