Người Trồng Nấm Sáng Tạo

Ông Tuyên còn nghĩ ra cách biến những bịch nguyên liệu thải này thành phân vi sinh. Hiện ông đang làm thử nghiệm và bước đầu đã thành công. “Tôi dự định sẽ đăng ký sáng kiến này thành một đề tài khoa học đàng hoàng” - ông Tuyên khẳng định.
Năm 1983, mối tình đẹp của đôi trai gái đã đơm hoa kết trái. Về sống chung chưa quen hơi thì một tai nạn kinh hoàng xảy ra với bà Minh. Hôm đó, bà Minh đi rừng bị rết độc cắn vào bàn chân trái. Chỉ trong chốc lát bàn chân đã bị hoại tử, chất kịch độc đó khiến bà ngất lịm.
Các lang y cao tay nơi đây đều “bó tay” không tìm ra thuốc. Ở Như Xuân suốt 3 năm mà bệnh của vợ chưa khỏi, ông Tuyên quyết tâm quay trở lại quê hương Thiệu Khánh. Mục đích của ông là ở gần bệnh viện tỉnh để chữa bệnh cho vợ. Vừa chăm sóc vợ ốm, ông Tuyên vừa kiếm kế sinh nhai.
Vốn yêu nghề nhiếp ảnh, hàng ngày ông đi khắp nơi chụp ảnh rồi quay video. Đám ma, đám cưới nào cũng có mặt ông. Không quản ngại đêm hôm, địa điểm xa gần, nơi nào cần là ông đến. Về Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa điều trị được một thời gian, sức khỏe của bà Minh đã khá hơn.
Đúng năm đó ông bà nhận tin vui là bà Minh có thai. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, bà Minh vốn bị trẹo cột sống, có thai được vài tháng, bà không thể tự đi lại được, cái chân bị rết cắn cũng chưa khỏi hẳn. Bà muốn đi đâu đều do chồng cõng. “Khổ thân ông ấy, làm lụng cả ngày vất vả, về nhà lại phải căng mình ra chăm sóc vợ chửa.
Bụng tôi thì to, ông ấy phải khéo lắm mới cõng được tôi…” - bà Minh nhớ lại. Suốt 9 tháng 10 ngày bà Minh mang thai, ông Tuyên tận tình lo cho vợ đến nơi đến chốn.
Vợ sinh con trai đầu lòng, ông mừng như bắt được vàng, nhưng vợ ông vẫn vậy, chưa thể đi lại được. Mọi sinh hoạt của vợ đều phải có ông phụ giúp. Đêm vợ ngủ, ông thức ôm con. Suốt 3 năm, một nách nuôi con, một tay chăm vợ mà ông không nề hà.
Chính vì nuôi vợ ốm, con thơ nên từ ngày trở về quê, năm nào, tên ông bà cũng có trong danh sách hộ nghèo của thôn. Khó khăn là vậy, nhưng chưa bao giờ ông buông xuôi mọi việc. Thời gian nông nhàn là ông lại chở vợ đi khắp nơi chụp ảnh thuê.
Thời gian thấm thoắt trôi nhanh, tình yêu mãnh liệt của ông Tuyên giống như một liều thuốc thần giúp bà Minh phục hồi sức khỏe. Đứa con trai cũng dần khôn lớn. Năm 1990, bà Minh sinh hạ thêm 1 cô con gái. Giờ đây cả gia đình ông sống quây quần bên trại nấm.
Dự kiến năm tới, ông sẽ dần mở rộng trại nấm gấp đôi, gấp ba so với hiện tại. Ông Tuyên cho rằng, trồng nấm dễ bán, lại nhanh thu hồi vốn, không phải đầu tư nhiều lại tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Với mong muốn tìm cây trồng thích hợp cho vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, sau một thời gian tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, chị Lê Thị Lạc ở xóm 3, xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đã quyết định chọn cây thanh long để trồng thử nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy đây là cây trồng có triển vọng cho vùng đất cát ven biển.

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

Thời điểm này, na Lục Nam (Bắc Giang) đang thu hoạch rộ. Tuy thời tiết không thuận lợi như một số năm trước song nhờ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năm nay na lại được mùa.
Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.

Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.