Người Trồng Mía Gặp Nhiều Khó Khăn

Ngày 16-6, đoàn đại biểu HĐND 3 cấp tỉnh Đồng Nai, huyện và xã do bà Quách Ngọc Lan, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn đã có các buổi gặp gỡ với cử tri tại xã Gia Canh, Phú Tân (huyện Định Quán).
Sau khi nghe thông báo về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng trong 6 tháng đầu năm, nghe chính quyền địa phương trả lời một số ý kiến của bà con trong chương trình tiếp xúc cử tri trước đó, cử tri đã phản ánh nhiều ý kiến.
Trong đó, các ý kiến được đông đảo cử tri quan tâm phản ánh là vấn đề sản xuất cây mía hiện nay rất khó khăn, đa số người trồng mía phải chịu thua lỗ nặng; xã Gia Canh đang thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới nhưng nhiều tuyến đường liên ấp, liên xã, khu dân cư vẫn còn sình lầy, hư hỏng nặng chưa được duy tu, sửa chữa kịp thời; tình trạng phân bón giả, hàng nhái vẫn còn xuất hiện nhiều trên thị trường làm ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết đang triển khai thí điểm mô hình nuôi 2.000 con cá sấu nước ngọt chất lượng cao tại trại cá sấu Tồn Phát (huyện Củ Chi).

Với bản tính cần cù, chịu khó, sau khi phục viên về địa phương, anh Nguyễn Long Anh (SN 1959) ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh Bắc (Đức Huệ, Long An), đã cố gắng tích góp đầu tư chăn nuôi với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình.

Nuôi cá kèo là mô hình kinh tế được người dân xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (Cà Mau) áp dụng từ vài năm trở lại đây. Theo ông Nguyễn Văn Hai - Phó Chủ tịch UBND xã, đây là mô hình sản xuất hiệu quả, ít rủi ro, tăng thu nhập bền vững, địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng.

Sau hơn nửa năm mày mò nghiên cứu, tìm mua giống trồng thử nghiệm, anh Vũ Nhuần ở Vạn Kiếp, phường 8, Đà Lạt đã thành công và bắt đầu thu lợi từ cây cà chua “siêu ngọt”.