Người Trồng Mía Gặp Nhiều Khó Khăn

Ngày 16-6, đoàn đại biểu HĐND 3 cấp tỉnh Đồng Nai, huyện và xã do bà Quách Ngọc Lan, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn đã có các buổi gặp gỡ với cử tri tại xã Gia Canh, Phú Tân (huyện Định Quán).
Sau khi nghe thông báo về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng trong 6 tháng đầu năm, nghe chính quyền địa phương trả lời một số ý kiến của bà con trong chương trình tiếp xúc cử tri trước đó, cử tri đã phản ánh nhiều ý kiến.
Trong đó, các ý kiến được đông đảo cử tri quan tâm phản ánh là vấn đề sản xuất cây mía hiện nay rất khó khăn, đa số người trồng mía phải chịu thua lỗ nặng; xã Gia Canh đang thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới nhưng nhiều tuyến đường liên ấp, liên xã, khu dân cư vẫn còn sình lầy, hư hỏng nặng chưa được duy tu, sửa chữa kịp thời; tình trạng phân bón giả, hàng nhái vẫn còn xuất hiện nhiều trên thị trường làm ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Quả thật, khi lên hồ Suối Hai (thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) hỏi thăm mọi người ai cũng biết đến ông Lã Đức Quảng, với bản chất tần tảo, cần cù chịu khó bám hồ suốt nhiều năm nay để phát triển nghề nuôi thuỷ sản lồng bè.

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Từ đầu tháng 9-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND xã An Khang (TP Tuyên Quang) tổ chức thí điểm mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. Sau hơn 3 tháng triển khai, các hộ gia đình tham gia mô hình đều đánh giá là mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Sớm chọn con cá nước ngọt làm người dẫn đường cho đời mình, ông đã trở thành một nông dân siêu tỉ phú. Thành công ấy là sự tổng hợp của lòng yêu nghề, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiết kiệm hợp lý.