Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Mía Bị Nâng Khống Tiền Nợ

Người Trồng Mía Bị Nâng Khống Tiền Nợ
Ngày đăng: 19/05/2012

Cả trăm hộ dân trồng mía ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) vô cùng bức xúc vì bị nhân viên nông vụ của Công ty TNHH Công nghiệp KCP - Việt Nam (Công ty KCP), chiếm đoạt tiền.

Nợ 20 tấn thành 50 tấn

Những năm qua, Công ty KCP đầu tư giống mía, tiền phân bón, công chăm sóc cho nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên. Khi nông dân bán mía nguyên liệu cho Công ty KCP, bên mua sẽ khấu trừ các khoản đầu tư trước khi thanh toán tiền mía cho bên bán. Lợi dụng nông dân trình độ học vấn thấp, nhiều người không biết chữ, phải lăn tay vào biên bản giao nhận tiền mà không kiểm tra số liệu, ông Lê Như Hiệp - nhân viên nông vụ của Công ty KCP, đã gian dối họ để chiếm đoạt tiền.

Bà La O Thị Dẻo - nông dân ở xã Sơn Phước, bức xúc: “Tháng 3.2011, gia đình tôi có mượn của Công ty KCP 20 tấn mía giống, đến khi thu hoạch, tôi mới phát hiện ông Lê Như Hiệp đã nâng khống số nợ của tôi thêm 30 tấn mía giống, nên gia đình tôi phải gánh chịu thêm khoản nợ 30 tấn giống mía”.

Mới đây, ông Sô Minh Tría, cũng ở xã Sơn Phước, thu hoạch mía chở về nhập tại Công ty KCP với số lượng trên 18 tấn mía cây. Tuy nhiên, khi thanh toán, ông Tría bị trừ số tiền mượn trước gần 12 triệu đồng, trong khi đó ông mượn chỉ có 5 triệu đồng.

Hàng trăm hộ dân khác khi thu hoạch mía cũng tá hỏa khi phát hiện ra ông Lê Như Hiệp đã nâng khống số lượng mía giống, tiền phân bón… để chiếm đoạt số tiền lớn.

Ông Sô Minh Lộc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phước cho biết: “UBND xã đã nhận đơn tố cáo ông Hiệp của rất nhiều bà con trồng mía trong xã. UBND xã đã tiến hành họp kiểm tra và phát hiện tình hình đúng như vậy. Ông Hiệp có chiêu bài nâng khống số nợ của dân để rút tiền. Trong các thủ tục giao nhận với dân, với những con số, ông chỉ ghi bằng số không ghi bằng chữ. Khi các bên đã ký xong, ông mới lấy bút sửa con số, ví dụ, 8 tấn thì sửa thành 18 tấn…”.

Không trồng mía cũng... nợ

Sau khi sự việc xảy ra, UBND xã Sơn Phước kiểm tra phát hiện trong số 113 hộ nông dân ở Sơn Phước được Công ty KCP đầu tư hơn 773 tấn giống mía, thì 78 tấn mía giống trong số đó là do ông Hiệp nâng khống. Ngoài ra ông Hiệp còn lập ra 31 hồ sơ đầu tư cho 31 nông dân trồng mía trên diện tích 54,3ha để chiếm đoạt 540,6 tấn giống mía và số tiền 5,8 triệu đồng, trong thực tế những hộ này không trồng mía.

Ngày 17.5, Công an huyện Sơn Hòa cho biết, đang tiến hành điều tra xác minh vụ việc trên. Trước đó, Công an huyện Sơn Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Như Hiệp về hành vi đánh bạc dưới hình thức xóc bầu cua ăn tiền với quy mô lớn, mỗi ván lên đến vài triệu đồng.

Ông Cao Minh Hòa - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết, huyện đã có văn bản yêu cầu Công ty KCP giải quyết sự việc trên, nếu công ty đề nghị, huyện sẽ giao các cơ quan chức năng làm rõ.

Theo ông K.V.S.R Subbaiah- Tổng Giám đốc Công ty KCP, trong quá trình làm nhiệm vụ giám sát nông vụ, ông Lê Như Hiệp đã nâng khống số lượng mía giống, tiền phân bón, tiền công chăm sóc của gần 130 nông dân, cao hơn thực tế được nhận, rồi chiếm dụng gần 1 tỷ đồng. Hiện nay, khi đến mùa thu hoạch, Công ty KCP thu hồi lại số tiền đầu tư nguyên liệu cho nông dân thì nhiều nông dân phát hiện số nợ công ty cao hơn rất nhiều số tiền thực tế đã nhận.

Nhiều trường hợp khác không có đất sản xuất nhưng ông Hiệp đã tự hợp thức hóa thành các hồ sơ đầu tư để nhận mía giống, tiền phân bón từ công ty, sau đó bỏ túi. Cũng theo ông Subbaiah, hiện ông Lê Như Hiệp đã thừa nhận việc làm sai phạm của mình và hứa sẽ trả lại công ty số tiền chênh lệch đã nhận.

Có thể bạn quan tâm

Bảo Hiểm Thủy Sản Bồi Thường Gấp 230 Lần Mức Phí Bảo Hiểm Thủy Sản Bồi Thường Gấp 230 Lần Mức Phí

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

17/11/2014
Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý “Cao Phong” Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý “Cao Phong” Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

17/11/2014
Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.

17/11/2014
Mốt Chơi Nấm Linh Chi Bonsai Giá Bạc Triệu Ở Hà Nội Mốt Chơi Nấm Linh Chi Bonsai Giá Bạc Triệu Ở Hà Nội

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.

17/11/2014
Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Thu Hoạch Tăng Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Thu Hoạch Tăng

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang trong tháng 10 ước đạt 53,9 ngàn tấn, giảm 10,96% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 538 ngàn tấn, đạt 87,82% kế hoạch, tăng 11,67% so với cùng kỳ.

17/11/2014