Người trồng lúa, rau, hoa đều thu nhập khá

Ngày 28.10 là sự kiện đặc biệt đối với người dân Đông Anh khi huyện có tới 6 xã được trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM, gồm Uy Nỗ, Hải Bối, Việt Hùng, Xuân Canh, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc.
Ông Trần Đình Nam – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, năm 2015 huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội với mục tiêu có từ 6-8 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM.
Kết quả đáng mừng là dù mới chỉ kết thúc giai đoạn 1, huyện đã có thêm 6 xã từ mức xuất phát điểm thấp đã vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành tốt các tiêu chí.
Đến nay, tổng số xã ở Đông Anh đạt chuẩn NTM là 18/23 xã.
Ông Trần Xuân Việt- Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Đông Anh nằm trong tốp các huyện dẫn đầu của thành phố thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM.
Qua kiểm tra thực tế thì cả 6 xã đã thực hiện Chương trình NTM theo đúng lộ trình, khoa học và cơ bản đã hoàn tất 19/19 tiêu chí.
Lợi thế của Đông Anh là tận dụng được thế mạnh đất trồng của địa phương, làm tốt công tác dồn điền đổi thửa nên sản xuất nông nghiệp đều gặt hái nhiều thắng lợi. Điều này được thể hiện bằng các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng đều tăng.
Cụ thể, năng suất lúa bình quân hiện đạt 50-53 tạ/ha, tăng 1,8-2,2 tạ/ha/năm so với năm trước.
Diện tích sản xuất rau đạt 2.216ha/năm, trong đó vùng rau an toàn là 815ha.
Diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 48ha.
Huyện Đông Anh còn đứng thứ 3 toàn thành phố về số lượng đàn gia súc gia cầm, với 2,1 triệu con gia cầm, 68.000 con lợn, 6.500 trâu, bò...
Riêng về thu nhập của người dân trong huyện, đến nay đã đạt mức bình quân 31 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,24%.
“Đông Anh đang tập trung nguồn lực thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng cho 5 xã còn lại, để đến năm 2016, các xã này sẽ được công nhận đạt chuẩn”- ông Nam nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trước đây Trung Quốc(TQ) luôn dẫn đầu về hàng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam (VN) nhưng sáutháng đầu năm nay vị trí này đã đổi chủ.

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.