Người trồng lúa, rau, hoa đều thu nhập khá

Ngày 28.10 là sự kiện đặc biệt đối với người dân Đông Anh khi huyện có tới 6 xã được trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM, gồm Uy Nỗ, Hải Bối, Việt Hùng, Xuân Canh, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc.
Ông Trần Đình Nam – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, năm 2015 huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội với mục tiêu có từ 6-8 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM.
Kết quả đáng mừng là dù mới chỉ kết thúc giai đoạn 1, huyện đã có thêm 6 xã từ mức xuất phát điểm thấp đã vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành tốt các tiêu chí.
Đến nay, tổng số xã ở Đông Anh đạt chuẩn NTM là 18/23 xã.
Ông Trần Xuân Việt- Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Đông Anh nằm trong tốp các huyện dẫn đầu của thành phố thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM.
Qua kiểm tra thực tế thì cả 6 xã đã thực hiện Chương trình NTM theo đúng lộ trình, khoa học và cơ bản đã hoàn tất 19/19 tiêu chí.
Lợi thế của Đông Anh là tận dụng được thế mạnh đất trồng của địa phương, làm tốt công tác dồn điền đổi thửa nên sản xuất nông nghiệp đều gặt hái nhiều thắng lợi. Điều này được thể hiện bằng các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng đều tăng.
Cụ thể, năng suất lúa bình quân hiện đạt 50-53 tạ/ha, tăng 1,8-2,2 tạ/ha/năm so với năm trước.
Diện tích sản xuất rau đạt 2.216ha/năm, trong đó vùng rau an toàn là 815ha.
Diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 48ha.
Huyện Đông Anh còn đứng thứ 3 toàn thành phố về số lượng đàn gia súc gia cầm, với 2,1 triệu con gia cầm, 68.000 con lợn, 6.500 trâu, bò...
Riêng về thu nhập của người dân trong huyện, đến nay đã đạt mức bình quân 31 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,24%.
“Đông Anh đang tập trung nguồn lực thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng cho 5 xã còn lại, để đến năm 2016, các xã này sẽ được công nhận đạt chuẩn”- ông Nam nói.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống nấm (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang xây dựng hai cơ sở sản xuất nấm tại xã Quang Châu và Minh Đức, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Tổng kinh phí đầu tư 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Ngày 16.4, ông Lê Hoài Lam, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014, diện tích trồng ớt trên địa bàn huyện Phù Mỹ tăng cao so nhiều năm trước, lên đến 947,3 ha, năng suất đạt 20 tấn/ha. Hiện nay, đang vào thời điểm thu hoạch rộ nhưng giá ớt lại rớt mạnh.

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nông dân rất phấn khởi khi giá tiêu liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá tiêu thu mua tại địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh dao (Gia Lai) động trong khoảng 135 ngàn đồng đến 136 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 15 ngàn đồng/kg so với đầu vụ.

Việc tái canh cho một diện tích lớn (khoảng 200.000 ha) cà phê già cỗi đang gặp khó khăn do nguồn vốn dành cho việc này đang có mức lãi suất cao, lên đến 10,5%/năm.

Những năm trước đây, mặc dù nông dân trồng khoai lang ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bao phen lao đao với khoai lang tím Nhật. Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, khi giá khoai “sốt” mạnh, bà con nông dân tiếp tục trồng khoai lang tím trở lại, dù lòng vẫn canh cánh nỗi lo.