Người Trồng Dừa Miền Tây Kiếm Bộn Tiền Ăn Tết

Giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL gần đây tăng vọt giúp các nhà vườn trồng dừa vui vì có thêm khoản thu nhập đón Tết
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.
Như vậy, bình quân một trăm dừa (120 trái), những tháng trước đây bà con nông dân chỉ bán được khoảng 600.000 đồng, nay tăng thêm 150.000 đồng.
Theo lý giải của nhà vườn trồng dừa, giá dừa trái nguyên liệu tăng là do nhu cầu chế biến các mặt hàng bánh kẹo và những sản phẩm xuất khẩu cuối năm tăng cao. Với những vườn dừa được đầu tư chăm sóc tốt, người trồng sẽ có khoản thu nhập trên 10 triệu đồng/ha/tháng từ việc bán dừa.
Ngoài thị trường tiêu thụ chủ lực tại TP HCM, dừa miền Tây (đặc biệt là dừa Xiêm xanh) gần đây còn được đóng hàng chở ra các tỉnh miền Đông và miền Trung tiêu thụ với số lượng khá lớn.
Trước đó, vào cao điểm mùa mưa năm 2014, dừa tươi ở các tỉnh miền Tây rớt giá thê thảm, chỉ còn khoảng 30.000 đồng/chục, nhiều chủ vườn dừa không bán được phải bỏ cho trái héo khô trên cây.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.

Bất chấp ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nhiều người ở ĐBSCL vẫn bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, để xây nhà dụ chim yến giữa khu dân cư

Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch lở mồm long móng type A đang xảy ra tại 12 xã của 3 huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với 217 gia súc mắc bệnh.

Đã có hơn 600 hộ dân tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhận được con giống hỗ trợ. Đối tượng được nhận con giống lần này là các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ có điều kiện chăn nuôi ở vùng đặc biệt khó khan.