Người Trồng Dưa Hấu Trúng Giá Lớn

Với giá dưa cao “kỷ lục” tại ruộng vào khoảng 9.000 đến 11.000 đồng/kg, vụ dưa năm nay, nông dân tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) được mùa trúng đậm.
Chỉ đầu tư trồng 3 sào dưa, vừa thu hoạch bán với giá 10.500 đồng/kg, năng suất khoảng 3,2 tấn/sào, ông Nguyễn Trịnh Lâm (thôn Trà Giang 2, xã Lương Sơn) đã thu lãi hơn 80 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Phấn khởi hơn, hộ chị Trần Thị Mộng Điệp (thôn Trà Giang 4, xã Lương Sơn) thu lãi gần 400 triệu đồng, sau khi thu hoạch gần 1,3 ha trồng dưa hấu. Chị Điệp cho biết, năng suất dưa của gia đình khoảng 3 tấn/sào, thấp hơn năm trước 0,5 tấn/sào, tuy nhiên, trước khi vào vụ thu hoạch, thương lái đã trực tiếp đến trả bao tiêu tại ruộng với giá 11.000 đồng/kg.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, giá dưa hấu năm nay được cho là cao nhất trong vòng 10 năm qua tại địa bàn huyện Ninh Sơn. So với những vụ trước đây, thời điểm giá dưa cao nhất cũng chỉ đạt mức 6.000 đến 7.000 đồng/kg (dưa đẹp loại 1), năm nay ngay khi bước vào vụ cắt giá đã đạt 9.000 đồng/kg và hiện nay giá lại tiếp tục dao động ở mức gần 14.000 đồng/kg. Được biết, dù chỉ mới vào thu hoạch hơn 1 tuần, nhưng sản lượng dưa trên địa bàn huyện Ninh Sơn được cho là khá lớn với hàng chục xe từ vùng ngoài vào trung chuyển mỗi ngày. Thương lái, Hoàng Thị Chiến ở Quảng Ngãi, cho biết: vào thu mua dưa xuất khẩu đi Trung Quốc từ ngày 5 – 1, mỗi ngày xe vận chuyển gần 100 tấn dưa. Cũng theo bà Chiến, việc giá dưa năm nay tăng cao là do các tỉnh vùng ngoài hầu như không trồng do thời tiết và thị trường Trung Quốc cũng đang hút hàng.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Sơn, dưa vụ mùa năm nay, kế hoạch toàn huyện chỉ xuống 88 ha, dưa dịp tết khoảng 130 ha. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi năm nay người trồng dưa Ninh Sơn đầu tư khá nhiều với diện tích lên tới hàng trăm ha (kể cả vùng xâm canh tại Bác Ái). Riêng tại xã Lương Sơn, diện tích dưa thực tại địa phương đã trên 100 ha, chưa kể gần 250 ha người dân thuê đất xâm canh tại các vùng lân cận.
Năm nay, người trồng dưa Ninh Sơn xem như trúng lớn, với niềm vui lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan mở rộng đầu tư, bởi đã rất nhiều lần người dân dở khóc, dở cười vì giá dưa rớt giá thảm hại. Dù mới thu hoạch nhưng vì trúng lớn nên có một số người dân trên địa bàn huyện đã có kế hoạch đầu tư dưa cho vụ tới. Điều nay rất đáng lo vì thực tế cây dưa không phải là cây chủ lực của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, vụ Hè Thu năm nay, tỉnh ta tiếp tục xây dựng 130 cánh đồng mẫu lớn (CĐML), trong đó có 122 CĐML sản xuất lúa, diện tích 5.000 ha; 5 cánh đồng sản xuất đậu phụng, diện tích 300 ha; 2 cánh đồng mía, diện tích 100 ha và 1 cánh đồng mì, diện tích 50 ha.

Đắk Mil được xem là một trong các địa phương có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt giúp cho các loại cây trồng, vật nuôi phát triển một cách thuận lợi, mang lại năng suất cao. Để hướng tới sự phát triển bền vững, hiện tại, huyện đang đề xuất với ngành chức năng danh sách các nguồn gen cần được bảo tồn trong thời gian tới.

Giá bấp bênh, năng suất phụ thuộc vào thời tiết và dễ bị sâu bệnh tàn phá nên “phong trào” chặt bỏ vườn điều và ca cao để trồng mỳ hoặc cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn đang xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tình trạng này liệu có phải là lựa chọn tốt của người nông dân?

Sáng 4-4, tại Công viên Cầu Mống, phường Nguyễn Thái Bình quận 1, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, đại diện các đoàn thể và người dân quanh khu vực tham gia việc thả 450.000 con cá rô đồng, rô phi, cá chép, cá trê xuống dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.

Sau dịch cúm gia cầm, người chăn nuôi đã gạt những tổn thất sang một bên, tổ chức tái đàn với hy vọng lứa gia cầm mới sẽ đem lại thu nhập khá. Trong khi đó, người tiêu dùng không còn tâm lý e ngại mà đã trở lại sử dụng sản phẩm thịt gia cầm.