Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Dưa Hấu Méo Mặt

Người Trồng Dưa Hấu Méo Mặt
Ngày đăng: 02/03/2015

Vụ này, người trồng dưa “méo mặt” vì mất mùa, mất giá, lại còn bị một số phần tử xấu ăn chặn khi xuất bán.

Theo các thương lái chuyên thu mua dưa hấu đưa đi tiêu thụ tại thị trường miền Bắc và Trung Quốc, vụ dưa này cả thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc đều “ăn” rất yếu. Do vậy, giá thu mua dưa tại ruộng hiện đang rất thấp.

Ông Lê Đình Chiến ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), thương lái chuyên thu mua dưa hấu từ miền Nam ra tới miền Trung, lên đến Tây Nguyên để cung ứng cho thị trường Trung Quốc, cho biết: “Trong Tết Nguyên đán, giá dưa được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc và miền Bắc còn khá cao, nên chúng tôi thu mua dưa tại ruộng với giá hơn 10.000đ/kg, người trồng dưa còn phấn khởi.

Thời điểm hiện tại, thị trường nội địa đang tiêu thụ rất yếu, thị trường Trung Quốc cũng không hơn gì nên chúng tôi thu mua tại ruộng với giá chỉ 5.000đ/kg. Với cái giá này, người trồng dưa thua lỗ là cái chắc”.

Ông Lê Hà Nhi (40 tuổi), quê ở thôn 3, xã Bình Nghi (Tây Sơn-Bình Định), người đã có gần 15 năm “du canh” trồng dưa hấu hiện đang thuê hần 1 ha đất ở Phú Túc (Krông Pa-Gia Lai) trồng dưa hấu, cho biết thêm: “Hiện nay, diện tích trồng dưa hấu của tui ở Phú Túc thu hoạch đã gần hết.

Giá bán dưa trong vụ này rất thảm, chỉ 5.000đ/kg. Vụ dưa năm nay bị mất mùa do thời tiết những tháng trước Tết Nguyên đán bất thuận nên năng suất dưa đạt rất thấp, mất đến 1/3 năng suất so cùng kỳ năm trước”.

Theo tính toán của ông Nhi, nếu như vụ này năm trước năng suất dưa đạt bình quân hơn 2 tấn/sào thì năm nay chỉ đạt 1,5 tấn. Mỗi sào dưa được đầu tư bình quân 8 triệu đồng, nếu dưa thu hoạch đạt hết loại 1 bán được 5.000đ/kg, thu được 7,5 triệu đồng/sào thì người trồng dưa vẫn lỗ 500.000đ/sào, ấy là chưa kể bỏ công chăm sóc suốt mấy tháng trời.

Thế nhưng khi dưa đã ế thì thương lái phân loại dưa còn khắc nghiệt hơn, nên số lượng dưa bị đánh xuống loại 2, loại 3 khá nhiều. Do đó, thu nhập từ 1 sào dưa còn thấp hơn mức 7,5 triệu rất nhiều, người trồng dưa lỗ méo mặt.

“Riêng ruộng dưa của tui, tui tính thấp nhất bị lỗ khoảng 1 triệu đồng/sào. Với 1 ha dưa, vụ này tui lỗ đứt 20 triệu đồng”, ông Nhi than thở.

Không chỉ vậy, người trồng dưa lẫn thương lái đến thu mua dưa tại xã Yayeng thuộc huyện Phú Thiện (Gia Lai) hiện đang gặp thêm cái nạn  là bị một số phần tử xấu ở địa phương này “ăn chặn” giá mỗi khi thu hoạch, xuất bán dưa. Theo những thương lái thu mua dưa tại đây, xe nào lên thu mua dưa tại xã Yayeng đều phải cống nộp 1 giá.

Ví dụ, mua 15 tấn dưa phải nộp 1,5 triệu đồng, mua 20 tấn phải nộp 2 triệu. Đơn cử 1 trường hợp, vào ngày 9 tháng Chạp âm lịch năm vừa qua, bà Trần Thị Năm (65 tuổi) ở Diên Khánh (Khánh Hòa) lên thu mua dưa tại xã Yayeng thì bị nhóm thanh niên khoảng 15 người cả nam lẫn nữ đòi phải nộp 5 triệu, nhờ nhà vườn “xin giảm” được 1 triệu nên bà Năm chỉ còn phải nộp 4 triệu.

Không chỉ vậy, với lô dưa bà Năm mua, nhà vườn còn phải “cống nạp” cho nhóm thanh niên kia 5 triệu đồng nữa.

“Đã vậy, số dưa loại 3 tôi không mua vì không tiêu thụ được, bọn họ cũng không cho nhà vườn bán, bắt phải để lại cho họ thu mua nhưng với giá chỉ bằng nửa giá thị trường. Người trồng dưa đã bị mất mùa, mất giá lại còn bị ăn chặn kiểu này thì lỗ to”, bà Năm nói.

“Sau mùng 7 tháng Giêng, Trung Quốc sẽ mở cửa khẩu nhập dưa, không biết khi ấy giá dưa có được cải thiện hay không. Sau Gia Lai, khoảng 10 ngày nữa sẽ đến lượt đồng dưa ở Sông Hinh (Phú Yên) thu hoạch, rồi tiếp tục đến Bình Định, Quảng Ngãi. Người trồng dưa ở Sông Hinh (Phú Yên) đang mong mỏi giá dưa tăng cao trong những ngày tới”, ông Lê Đình Chiến ở Diên Khánh (Khánh Hòa), thương lái chuyên thu mua dưa cung ứng cho thị trường Trung Quốc, cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng Ngừa Bệnh Thối Nõn Trên Cây Khóm Chủ Động Phòng Ngừa Bệnh Thối Nõn Trên Cây Khóm

Hiện nay, nông dân trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Do giá khóm năm nay ở mức cao, người dân có lãi khá, nên những nơi thu hoạch trước, người trồng khóm tranh thủ chăm sóc, bón phân cho cây mau phục hồi và sinh chồi mới.

03/09/2014
Trái Cây Cuối Mùa Tăng Giá Trái Cây Cuối Mùa Tăng Giá

Giá chôm chôm nhãn, thái loại ngon bán lẻ tại các chợ của Đồng Nai dao động từ 16-18 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-5 ngàn đồng/kg, chôm chôm thường 7-8 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg, măng cụt khoảng 28-30 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg, sầu riêng 25-28 ngàn đồng/kg, tăng 5-6 ngàn đồng/kg. Tại các nhà vườn giá bán các loại trái cây trên cũng tăng khoảng 2-4 ngàn đồng/kg.

03/09/2014
Huyện Dầu Tiếng Xây Dựng 67 Trang Trại Trồng Trọt, Chăn Nuôi Huyện Dầu Tiếng Xây Dựng 67 Trang Trại Trồng Trọt, Chăn Nuôi

15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.

22/08/2014
Quả Ngọt Cuối Mùa Quả Ngọt Cuối Mùa

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

03/09/2014
Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Khuyến Nông, Khuyến Ngư Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Khuyến Nông, Khuyến Ngư

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

22/08/2014