Người trồng dâu An Phước nổi tiếng

Ông Huỳnh Văn Sơn ở ấp 2, xã An Phước, huyện Long Thành trong vườn dâu.
Cây dâu ở vùng An Phước đã có từ lâu, nhưng trước đây mỗi hộ chỉ trồng một vài cây ven bờ rào hoặc trước sân lấy bóng mát và trái ăn chơi, ít người nghĩ đến việc trồng cả vườn dâu để bán.
Sau này ăn không hết, đem bán thấy được giá, nhiều hộ mới nghĩ đến trồng dâu kinh doanh.
Ông Sơn là một trong những người đi đầu trong phong trào trồng dâu để bán nên vườn dâu khoảng 0,8 hécta của ông là vườn thâm canh có tiếng ở An Phước.
Vào mùa dâu cho trái, về vườn dâu của ông Sơn, nhiều người cũng phải trầm trồ vì trái sai dày đặc từ gốc lên cành tạo thành từng chùm dài tỏa xuống, có chùm nặng gần 2 kg nhìn rất bắt mắt.
“Cây dâu rất khó tính, thường có năm cho trái sai, năm trái thất, vì thế muốn năm nào cây dâu cũng cho trái sai không dễ.
Nhưng vườn của tôi năm nào dâu cũng cho trái sớm và nhiều nên bán rất được giá.
Mỗi năm vườn dâu cho tôi thu lời trên 100 triệu đồng” - ông Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông Sơn, phải mất vài năm theo dõi ông mới rút ra được kinh nghiệm chăm sóc để cây dâu ít bệnh và cho trái sớm.
Cụ thể, cứ 6 - 8 cây dâu cái ông trồng một cây dâu đực và chăm sóc cho cây nở hoa cùng một lúc để dễ thụ phấn, trái đậu sẽ nhiều và đẹp hơn.
Cây dâu đực chỉ ra hoa, không cho trái nên nhiều hộ không trồng khiến năng suất vườn dâu không cao.
Mùa dâu An Phước bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, đầu vụ giá trên 30 ngàn đồng/kg, chính vụ giá 15 - 16 ngàn đồng/kg.
Dâu An Phước có vị chua dôn dốt rất đậm đà, hơn hẳn dâu miền Tây nên đến mùa thương lái thường về đặt cọc mua giá cao hơn dâu miền Tây khoảng 2 - 3 ngàn đồng/kg.
Thời điểm này, người trồng đang chăm sóc cây dâu kỹ lưỡng để dâu cho trái nhiều dịp sau Tết m lịch, khi mùa mưa đã hết.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.

Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.

Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…

Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.