Người Trồng Cỏ Nhung Đang Lỗ Nặng

Sau một thời gian bán được giá cao ngất ngưởng, có khi lên đến 40.000 đồng/m2 thì hiện nay, nhiều hộ trồng cỏ nhung trên địa bàn TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) gặp khó khăn do giá mặt hàng này đang giảm mạnh.
Những người trồng cỏ nhung cho biết, hiện nay giá mỗi m2 cỏ nhung chỉ dao động từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng, tùy vào chất lượng cỏ.
Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.
Ông Phan Văn Phú ngụ ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc cho biết, ông đang trồng 5 công cỏ nhung nhưng với giá bán hiện tại 9.000 đồng/m2 thì vụ này ông phải chịu lỗ trên 10 triệu đồng. “Mấy đợt rồi bán giá từ 25.000 - 26.000 đồng/m2, có lời cao nên nhiều người bơm cát, phá cây vườn trồng cỏ.
Bây giờ cỏ quá nhiều, thương lái ít, bán chậm. Bán giá 9.000 đồng/m2, trừ chi phí thì tôi lỗ 3.000 đồng/m2. Nói chung năm nay giá cỏ nhung “bèo” nhất so với mọi năm”, ông Phú nói.
Tuy thua lỗ nhưng người dân vẫn phải thuê nhân công để bứng cỏ bán vì đặc trưng của loại cỏ nhung là trồng sau hơn 1 tháng phải bứng bán nếu không thì cỏ sẽ già, không bán được. Một số hộ vì chi phí nhân công cao nên đành bỏ cỏ trên sân chờ các vụ sau trồng lại. Từ vài hộ trồng ban đầu thì theo thống kê, hiện nay trên địa bàn TP.Sa Đéc đã có trên 30 hộ trồng cỏ nhung với diện tích trên 40ha, nhiều nhất là ở xã Tân Khánh Đông và một phần ở phường Tân Quy Đông.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh ta có tiềm năng lớn về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) , hằng năm cung cấp nguyên liệu chính cho nghề chế biến và xuất khẩu thủy sản (TS). Tuy nhiên, chế biến TS mang lại giá trị kinh tế chưa cao do thiếu sự quan tâm trong công đoạn bảo quản sản phẩm.

Gần đây, ở tỉnh ta xuất hiện ngày càng nhiều các tổ hợp tác (THT) làm ăn có hiệu quả. Hoạt động của THT đã hỗ trợ các tổ viên về vốn, kỹ thuật sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngày 14-3, UBND huyện Ninh Sơn tổ chức hội nghị đánh giá các mô hình sản xuất năm 2012 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.

Là xã ven biển, trong nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) đã xác định kinh tế biển là mũi nhọn. Đây là chủ trương đúng, được thực hiện có hiệu quả, giúp vùng quê biển này ngày càng “thay da, đổi thịt”.

Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7- 2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.