Người Trồng Cỏ Nhung Đang Lỗ Nặng

Sau một thời gian bán được giá cao ngất ngưởng, có khi lên đến 40.000 đồng/m2 thì hiện nay, nhiều hộ trồng cỏ nhung trên địa bàn TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) gặp khó khăn do giá mặt hàng này đang giảm mạnh.
Những người trồng cỏ nhung cho biết, hiện nay giá mỗi m2 cỏ nhung chỉ dao động từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng, tùy vào chất lượng cỏ.
Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.
Ông Phan Văn Phú ngụ ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc cho biết, ông đang trồng 5 công cỏ nhung nhưng với giá bán hiện tại 9.000 đồng/m2 thì vụ này ông phải chịu lỗ trên 10 triệu đồng. “Mấy đợt rồi bán giá từ 25.000 - 26.000 đồng/m2, có lời cao nên nhiều người bơm cát, phá cây vườn trồng cỏ.
Bây giờ cỏ quá nhiều, thương lái ít, bán chậm. Bán giá 9.000 đồng/m2, trừ chi phí thì tôi lỗ 3.000 đồng/m2. Nói chung năm nay giá cỏ nhung “bèo” nhất so với mọi năm”, ông Phú nói.
Tuy thua lỗ nhưng người dân vẫn phải thuê nhân công để bứng cỏ bán vì đặc trưng của loại cỏ nhung là trồng sau hơn 1 tháng phải bứng bán nếu không thì cỏ sẽ già, không bán được. Một số hộ vì chi phí nhân công cao nên đành bỏ cỏ trên sân chờ các vụ sau trồng lại. Từ vài hộ trồng ban đầu thì theo thống kê, hiện nay trên địa bàn TP.Sa Đéc đã có trên 30 hộ trồng cỏ nhung với diện tích trên 40ha, nhiều nhất là ở xã Tân Khánh Đông và một phần ở phường Tân Quy Đông.
Có thể bạn quan tâm

Nhà máy chế biến các sản phẩm cá tra và tôm tinh chế tại KCN An Hiệp (Bến Tre), vốn đầu tư 15 triệu USD, công suất chế biến 10.000 tấn thành phẩm/năm.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đã hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 01, số hiệu BĐ 99009.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Hiện nay, các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm kết hợp của huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã xuống giống vụ nuôi chính trong năm. Tập trung nhiều ở các xã: Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Vĩnh Phú Tây.

Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An) hiện có gần 11 ha ngao thương phẩm. Tính đến ngày 12/8, khoảng 100 tấn ngao thương phẩm của người dân trên địa bàn huyện bị chết, gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng.