Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Càphê Phấn Khởi Vì Được Mùa, Được Giá

Người Trồng Càphê Phấn Khởi Vì Được Mùa, Được Giá
Ngày đăng: 21/11/2014

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, nông dân ở một số vùng trồng càphê trong tỉnh đang bước vào cao điểm thu hoạch. Trong khi đó, giá càphê bán tại vườn được các thương lái thu mua ở mức cao từ 40.000-41.000 đồng/kg, so với tuần trước tăng gần 2.000 đồng/kg.

Đặc biệt, giá càphê từ đầu vụ đến nay vẫn giữ mức ổn định, không xảy ra tình trạng rộ mùa rớt giá như mọi năm.

Vụ thu hoạch càphê năm nay, nhiều nhà vườn phấn khởi vì sản lượng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn tỉnh có trên 20.000ha càphê, tập trung ở các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, thị xã Long Khánh, Trảng Bom…

Huyện Trảng Bom hiện có trên 2.000ha. Nhiều hộ trồng càphê ở đây cho biết, khác với mọi năm, năm nay càphê được mùa, được giá nhưng người trồng càphê vẫn kém vui vì chi phí đầu tư tăng, giá thị trường liên tục biến động.

Ông Giềng Hòa Quáng, ở ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, cho biết so với năm ngoái thì năm nay vụ mùa càphê trúng hơn. Năm ngoái 1ha, thu hoạch được khoảng 6-7 tạ, năm nay được 1,2-1,3 tấn/ha.

Tuy nhiên, năm nay giá phân bón, thuốc trừ sâu... đều tăng nên người trồng chỉ lấy công làm lãi, nếu thuê nhân công thu hoạch thì lãi chẳng được bao nhiêu. Theo ông Quáng, nếu tính bình quân gia đình thu được 1 tấn, cho giá trị trên 40 triệu đồng, nhưng tiền chi phí mua phân bón mất gần 20 triệu đồng.

Theo ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, vài năm gần đây, chương trình cây trồng chủ lực của tỉnh đã hỗ trợ nông dân thâm canh cây càphê về giống, một phần kinh phí đầu tư để chuyển đổi từ giống cũ năng suất kém sang giống mới năng suất cao, chất lượng tốt.

Theo đó, thu nhập của nông dân trồng càphê trong tỉnh ngày càng cao. Đây cũng là một trong những cây trồng được Đồng Nai khuyến khích phát triển vùng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững.

Đặc biệt, những hộ trồng giống càphê TR4 ở huyện Tân Phú đang bước vào mùa thu hoạch với năng suất ước đạt gần 5 tấn/ha, cao gấp 3 lần so với giống địa phương.

Từ thực tế trên, huyện Tân Phú đang vận động nhân dân chuyển đổi sang trồng càphê giống mới, đồng thời có chính sách hỗ trợ nông dân về giống, khoa học kỹ thuật, hệ thống tưới nước tiết kiệm chi phí sản xuất, từng bước xây dựng những vùng chuyên canh cây càphê đạt năng suất và chất lượng cao.

Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dong-Nai-Nguoi-trong-caphe-phan-khoi-vi-duoc-mua-duoc-gia-108-48142.html


Có thể bạn quan tâm

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao rừng Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao rừng

Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp và các địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi đã tập trung thực hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng của tỉnh giai đoạn 2009-2013.

26/11/2015
Hiếm dần cá niên Hiếm dần cá niên

Thời gian gần đây, trước kiểu đánh bắt 'tận diệt" bằng hình thức châm điện, dẫn đến lượng cá niên ở các con sông suối miền núi trong tỉnh ngày càng cạn kiệt dần.

26/11/2015
Điểm đến của dòng vốn FDI Điểm đến của dòng vốn FDI

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

26/11/2015
Vay vốn phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp nơi chờ đợi, chỗ thờ ơ Vay vốn phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp nơi chờ đợi, chỗ thờ ơ

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

26/11/2015
Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

26/11/2015