Người Trồng Cà Phê Bất Ngờ Nhận Lộc Trời Ngày Đầu Năm

Trận mưa lớn tưới mát cho cây trồng, giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại Kon Tum bớt được một đợt tưới.
Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Trận mưa giữa mùa khô lại đến đúng vào ngày mồng 1 Tết giúp cây cối giải tỏa cơn khát và mang lại niềm vui bất ngờ cho người trồng cà phê tại địa phương. Theo phản ánh của người dân huyện Đắc Hà, vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Kon Tum với diện tích hiện có trên 7.000 héc- ta, trận mưa bắt đầu khoảng 5 giờ chiều và kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ.
Nhờ trận mưa này, đa số các hộ trồng cà phê bớt được đợt tưới nước thứ hai trong mùa khô năm nay. Nhờ không phải tưới một đợt nước, mỗi héc- ta cà phê người dân tiết kiệm được khoảng 4,8 triệu đồng tiền mua dầu và tiền thuê nhân công.
Cùng với địa bàn huyện Đắc Hà, vào chiều tối nay tại một số khu vực của huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum trời cũng có mưa. Đây là trận mưa trái mùa đầu tiên tại địa bàn tỉnh Kon Tum trong mùa khô năm nay. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều lần thất bại tưởng không thể vực dậy, sau 9 năm, anh Hoàng Quang Đông (Hưng Yên) kiếm được 3 tỷ mỗi năm nhờ nông sản quê hương.

Chỉ với sự tự học, không có bất kỳ trợ giúp chuyên môn nào nhưng ông Nguyễn Văn Thuần đã nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều giống thủy sản quý.

Mô hình trồng nhãn Idor của ông Nguyễn Văn Phúc (SN 1957) ở ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với 1.000m2 đất ươm trồng, mỗi năm vườn nho giống, nho cảnh của ông Nguyễn Trường Lang (phường Mỹ Hải - Ninh Thuận) cho thu nhập lên đến vài tỷ đồng

Sau hơn 15 năm lên bờ, Có một điều rất trân quý, khi đã trở nên giàu có, vợ chồng ông Thú không quên những người nghèo một thời lênh đênh sông nước với mình.