Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người trồng bắp Tây Nguyên thiệt hại kép

Người trồng bắp Tây Nguyên thiệt hại kép
Ngày đăng: 26/09/2015

Diện tích gieo trồng bắp của các tỉnh Tây Nguyên hiện đạt khoảng 164.000ha,  trong đó Đắk Lắk được đánh giá là địa phương có diện tích bắp lai lớn nhất, với 121.000ha.

Cư M’Gar là huyện trọng điểm về diện tích bắp của Đắk Lắk, tuy nhiên, năm nay, năng suất, sản lượng bắp giảm đáng kể do thời tiết bất ổn.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cư M’gar, cho biết: Vụ hè thu năm nay, toàn huyện gieo trồng 5.400ha cây lương thực, hoa màu, trong đó bắp chiếm khoảng 3.800ha.

Năm nay, do tình trạng thời tiết “hạn hán giữa mùa mưa” nên sản lượng cây lương thực giảm khoảng 25%, trong khi đó giá bắp lại giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân.

Là người trồng bắp lâu năm, anh Nguyễn Văn Chính, xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, chia sẻ:

“Ở Tây Nguyên, thường thì vào cuối tháng 4 dương lịch là bắt đầu có mưa rải rác ở một số vùng, đến giữa tháng 5 là có mưa đều.

Theo lẽ thông thường đó, chúng tôi bắt đầu gieo trồng hoa màu cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến muộn hơn, lượng mưa ít lại ngắt quãng khiến nhiều diện tích hoa màu bị chết, diện tích còn lại phát triển kém, năng suất thấp”.

Thiệt hại càng tăng khi giá bắp tại Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nếu như năm ngoái giá bắp trên thị trường là 4.200-4.500đồng/kg thì năm nay chỉ còn 3.700 -3.900/kg.

Tại Đắk Nông, cây bắp được trồng tập trung ở Đắk Mil, Krông Nô, Cư Jut. Tuy nhiên, cũng như Đắk Lắk, do thời tiết năm nay bất ổn, mưa nắng thất thường nên năng suất, sản lượng loại cây này giảm đáng kể.

Để phần nào bù đắp thiệt hại của vụ hè thu, hiện tại, tranh thủ thời tiết có mưa, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã gieo trồng được trên 70.000ha bắp lai vụ thu đông bằng các giống bắp lai F1 như N67, NK7328, NK54, SSC586, LVN66, CP888, 30Y…

Đây là những giống bắp lai thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu các tỉnh Tây Nguyên, hạn chế được sâu bệnh, cho năng suất cao từ 50 tạ/ha trở lên.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Long, Chôm Chôm... “Dè Dặt” Vào Mỹ Thanh Long, Chôm Chôm... “Dè Dặt” Vào Mỹ

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

14/10/2014
Nông Dân Vượt Khó Làm Giàu Nông Dân Vượt Khó Làm Giàu

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

14/10/2014
Mừng Nhưng Chưa Hết Lo Mừng Nhưng Chưa Hết Lo

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

14/10/2014
Hàng Vào Ấn Độ Sẽ Dễ Hơn Hàng Vào Ấn Độ Sẽ Dễ Hơn

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.

14/10/2014
Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt? Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt?

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

14/10/2014