Người trồng bắp Tây Nguyên thiệt hại kép

Diện tích gieo trồng bắp của các tỉnh Tây Nguyên hiện đạt khoảng 164.000ha, trong đó Đắk Lắk được đánh giá là địa phương có diện tích bắp lai lớn nhất, với 121.000ha.
Cư M’Gar là huyện trọng điểm về diện tích bắp của Đắk Lắk, tuy nhiên, năm nay, năng suất, sản lượng bắp giảm đáng kể do thời tiết bất ổn.
Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cư M’gar, cho biết: Vụ hè thu năm nay, toàn huyện gieo trồng 5.400ha cây lương thực, hoa màu, trong đó bắp chiếm khoảng 3.800ha.
Năm nay, do tình trạng thời tiết “hạn hán giữa mùa mưa” nên sản lượng cây lương thực giảm khoảng 25%, trong khi đó giá bắp lại giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân.
Là người trồng bắp lâu năm, anh Nguyễn Văn Chính, xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, chia sẻ:
“Ở Tây Nguyên, thường thì vào cuối tháng 4 dương lịch là bắt đầu có mưa rải rác ở một số vùng, đến giữa tháng 5 là có mưa đều.
Theo lẽ thông thường đó, chúng tôi bắt đầu gieo trồng hoa màu cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến muộn hơn, lượng mưa ít lại ngắt quãng khiến nhiều diện tích hoa màu bị chết, diện tích còn lại phát triển kém, năng suất thấp”.
Thiệt hại càng tăng khi giá bắp tại Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nếu như năm ngoái giá bắp trên thị trường là 4.200-4.500đồng/kg thì năm nay chỉ còn 3.700 -3.900/kg.
Tại Đắk Nông, cây bắp được trồng tập trung ở Đắk Mil, Krông Nô, Cư Jut. Tuy nhiên, cũng như Đắk Lắk, do thời tiết năm nay bất ổn, mưa nắng thất thường nên năng suất, sản lượng loại cây này giảm đáng kể.
Để phần nào bù đắp thiệt hại của vụ hè thu, hiện tại, tranh thủ thời tiết có mưa, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã gieo trồng được trên 70.000ha bắp lai vụ thu đông bằng các giống bắp lai F1 như N67, NK7328, NK54, SSC586, LVN66, CP888, 30Y…
Đây là những giống bắp lai thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu các tỉnh Tây Nguyên, hạn chế được sâu bệnh, cho năng suất cao từ 50 tạ/ha trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.

Trong những năm qua, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân ổn định và phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đã có những chuyển biến, đời sống nông dân được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Cùng với dịch bệnh lây lan liên tỉnh trên các ao hồ nuôi tôm, người nuôi trồng thủy sản tại miền Trung như ngồi trên đống lửa khi ngành chức năng chưa tìm ra nguyên nhân cá nuôi chắn sáo ở phá Tam Giang đồng loạt… nổi bụng chết sình.

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.

Huy Giáp là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, diện tích tự nhiên 6.657 ha; có 679 hộ, 3.978 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Quý Châu cùng sinh sống ở 21 xóm hành chính.