Người tìm lối ra cho cây măng tây

Anh Sắn phân loại măng tây chuẩn bị xuất bán cho các đầu mối tiêu thụ.
Một trong những người đưa giống măng tây về trồng ở đây là anh Hứa Văn Sắn, hội viên Hội ND xã An Hải.
“Sau gần 7 tháng chăm sóc, 1 sào măng tây của tôi thu được 5kg thành phẩm, bán hết veo.
Nhận thấy cây này có thị trường tiêu thụ, tôi quyết định mở rộng diện tích thêm 2 sào nữa.
Càng làm càng thành công bởi măng tây hợp với đất cát mà thị trường lại đang ưa chuộng…” – anh Sắn kể.
Nhưng thấy gia đình anh Sắn thành công với cây măng tây, ND trong thôn đổ xô vào trồng khiến năm 2013 giá măng tây giảm mạnh.
Anh Sắn lại một mình trăn trở tìm đầu ra cho măng tây.
Anh đi các tỉnh, thành phố phía Nam tìm hiểu và bắt mối tiêu thụ măng tây cho bà con trong thôn.
Thị trường tiêu thụ dần đi vào ổn định khiến không ít hộ trong thôn phấn khởi.
Hàng ngày, anh đến từng hộ thu gom măng tây về cắt tỉa, phân loại, sơ chế, đóng gói, rồi vận chuyển đi bán ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM.
Trung bình mỗi ngày anh xuất bán 50 – 120kg, doanh thu đạt 3- 5 triệu đồng/ngày.
Được anh bao tiêu đầu ra cho cây măng tây, nhiều hộ ND đã mạnh dạn mở rộng diện tích loại cây trồng này.
Nhờ thu nhập từ măng tây mà anh Sắn tậu thêm đàn bò 5 con và có của ăn, của để.
Cuối tháng 8.2015, anh đã vinh dự nhận bằng khen của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN bởi có thành tích đóng góp trong lĩnh vực phong trào ND.
Ông Phạm Hữu Luận – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Ninh Phước nhận xét: “Anh Hứa Văn Sắn là người có công giúp cho bà con thôn Tuấn Tú, xã An Hải chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.
Với mô hình trồng măng tây, giờ đây bà con ND xã An Hải đã có thu nhập khá từ vùng đất cát bạc màu, hoang hóa…”.
Có thể bạn quan tâm

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.

VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển.

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng

Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.