Người tìm lối ra cho cây măng tây

Anh Sắn phân loại măng tây chuẩn bị xuất bán cho các đầu mối tiêu thụ.
Một trong những người đưa giống măng tây về trồng ở đây là anh Hứa Văn Sắn, hội viên Hội ND xã An Hải.
“Sau gần 7 tháng chăm sóc, 1 sào măng tây của tôi thu được 5kg thành phẩm, bán hết veo.
Nhận thấy cây này có thị trường tiêu thụ, tôi quyết định mở rộng diện tích thêm 2 sào nữa.
Càng làm càng thành công bởi măng tây hợp với đất cát mà thị trường lại đang ưa chuộng…” – anh Sắn kể.
Nhưng thấy gia đình anh Sắn thành công với cây măng tây, ND trong thôn đổ xô vào trồng khiến năm 2013 giá măng tây giảm mạnh.
Anh Sắn lại một mình trăn trở tìm đầu ra cho măng tây.
Anh đi các tỉnh, thành phố phía Nam tìm hiểu và bắt mối tiêu thụ măng tây cho bà con trong thôn.
Thị trường tiêu thụ dần đi vào ổn định khiến không ít hộ trong thôn phấn khởi.
Hàng ngày, anh đến từng hộ thu gom măng tây về cắt tỉa, phân loại, sơ chế, đóng gói, rồi vận chuyển đi bán ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM.
Trung bình mỗi ngày anh xuất bán 50 – 120kg, doanh thu đạt 3- 5 triệu đồng/ngày.
Được anh bao tiêu đầu ra cho cây măng tây, nhiều hộ ND đã mạnh dạn mở rộng diện tích loại cây trồng này.
Nhờ thu nhập từ măng tây mà anh Sắn tậu thêm đàn bò 5 con và có của ăn, của để.
Cuối tháng 8.2015, anh đã vinh dự nhận bằng khen của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN bởi có thành tích đóng góp trong lĩnh vực phong trào ND.
Ông Phạm Hữu Luận – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Ninh Phước nhận xét: “Anh Hứa Văn Sắn là người có công giúp cho bà con thôn Tuấn Tú, xã An Hải chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.
Với mô hình trồng măng tây, giờ đây bà con ND xã An Hải đã có thu nhập khá từ vùng đất cát bạc màu, hoang hóa…”.
Có thể bạn quan tâm

Do phải “treo ao” ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.

Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;