Người Tiêu Dùng Quay Lưng Với Thịt Gà

Giá gà đã rẻ vậy mà chẳng thấy thương lái tới thu mua, ngay cả các hộ dân hay mua gà về làm cỗ bàn cũng không thấy tới.
Nếu như gà ta thời điểm trước có giá 90-100 ngàn đồng/kg, giờ đã giảm xuống còn 65-70 ngàn đồng /kg; gà lông màu trước đây 55-60 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 35 -39 ngàn đồng/kg; gà công nghiệp có giá 50-55 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg.
Các sản phẩm gia cầm như trứng gà công nghiệp cũng giảm mạnh xuống còn 10 -12 ngàn đ/chục, con giống gia cầm giảm tới 70% chỉ còn 2.000 -2.500 đ/con… Đồng thời trứng gia cầm cũng rất khó tiêu thụ, bởi người tiêu dùng e ngại trước dịch cúm gia cầm.
Anh Danh, chủ trang trại gà ở phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột chia sẻ: "Thời gian qua dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Buôn Ma Thuột. Tuy trang trại của tôi không bị dịch, song hiện các sản phẩm gà thịt và trứng cũng rất khó tiêu thụ, không có thương lái nào đến thu mua. Tình trạng này kéo dài chắc gia đình tôi thiệt hại lớn, chỉ riêng tiền thức ăn cho gà hàng ngày cũng mất tới 2,5 -3 triệu".
Chung cảnh ngộ như anh Danh, chị Duyên ở xã Ea Ven, huyện Buôn Đôn cũng lâm vào tình cảnh không bán được sản phẩm gia cầm. Chị Duyên cho biết: "Những lần trước, chúng tôi chỉ nuôi 3 đến 3 tháng rưỡi là đã bán hết gà rồi, nhưng năm nay nuôi đến 4 tháng vẫn chưa bán được do giá xuống quá thấp.
Trước thực trạng trên, hơn bao giời hết, người tiêu dùng và người chăn nuôi Đăk Lăk đang rất cần những giải pháp đồng bộ kết nối từ các trang trại chăn nuôi gia cầm không bị nhiễm bệnh với các lò giết mổ, siêu thị, điểm bán gia cầm sạch..., để họ tin tưởng tiêu thụ, đồng thời đấy cũng là giải pháp giúp người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nếu như gà công nghiệp trước đây có giá 50-55 ngàn đồng/kg, thì giờ chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg. Giá đã rẻ vậy mà chẳng thấy thương lái tới thu mua, ngay cả các hộ dân hay mua gà về làm cỗ bàn cũng không thấy tới. Cứ tình trạng này, các hộ chăn nuôi phá sản mất".
Không chỉ riêng anh Danh, chị Duyên mà hầu hết các hộ chăn nuôi ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk cũng đang đứng trước sự thua lỗ và thiệt hại lớn vì không tiêu thụ được sản phẩm. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi tới các quầy bán gia cầm ở các chợ thuộc TP Buôn Ma Thuột như Tân An, Tân Hòa, Hòa Thắng...
Chị Lan - chủ quầy bán thịt gà ở chợ Tân An cho biết: "Thời điểm trước kia, hằng ngày tôi bán hàng trăm con gà, nhưngnay cả ngày may ra bán được vài con là cùng. Người tiêu dùng thì lo lắng, bàn tán chuyện cúm gia cầm xuất hiện nên chẳng ai mua. Giá lại rẻ quá, buôn bán thế này chắc tới đây tôi phải chuyển nghề khác một thời gian đã".
Trò chuyện với chị Hà- một người dân đi chợ Tân Hòa, được biết: "Thời gian qua, nghe ti vi, đài, báo nói nhiều về tình trạng dịch cúm gia cầm. Hơn nữa địa bàn TP Buôn Ma Thuột lại là khu vực có cúm gia cầm xuất hiện nên chúng tôi e ngại không dám mua thịt gà. Thôi thì chờ hết dịch mới mua, chứ bây giờ khó phân biệt đâu là gia cầm mắc bệnh và không mắc bệnh?".
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/2/2015 Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình "Hỗ trợ nông dân trồng thanh long đổi đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact tiết kiệm điện". Chương trình do Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Tiền Giang thực hiện.

Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên chỉ thu hoạch được khoảng 500 trái bưởi “bàn tay Phật” đạt tiêu chuẩn, với giá bán 1,2 triệu đồng/cặp. Do số lượng quá ít, nên mấy ngày nay rất nhiều khách hàng từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… hỏi mua, nhưng loại bưởi “độc” này không còn hàng để bán.

Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam nhận định, hầu hết các mẫu quýt hồng dự thi năm nay đều có phẩm chất và màu sắc tốt. Nếu so với kết quả nghiên cứu trước đây, các tiêu chí về độ Brix và lượng axit tổng trong trái đều đạt tiêu chuẩn cao hơn trước. Tuy nhiên, để nâng cao phẩm chất cho quýt hồng, các cây đạt giải cao tại hội thi năm nay cần được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc tính trội, giúp tăng phẩm chất trái cho quýt hồng Lai Vung trong thời gian tới.

Sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội và cưới hỏi. Với nhiều hộ chăn nuôi gia cầm và thủy sản ở tỉnh Bắc Giang thì đây là mùa làm ăn. Vì thế, thời điểm này, vừa thu hoạch sản phẩm bán Tết, các hộ vừa tập trung chăm sóc đàn gia cầm và ao cá để bảo đảm nguồn cung ra Giêng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện; đồng thời thông báo ngay chủ trương này trên các phương tiện thông tin đại chúng.